Hitler tin Chúa hay vô thần?

Các trang web vô thần hay cộng sản đều tuyên truyền rằng Hitler là một tín hữu Kitô vì y là người Công giáo đạo gốc, chưa bao giờ công khai từ bỏ Công giáo như đã viết trong cuốn Mein Kampf: “Khi tôi tự vệ bằng hành động chống bọn Do-thái là tôi chiến đấu cho công việc của Chúa.”

Những lời vu cáo này liệu có sức thuyết phục nào không? Hitler sinh trong gia đình Công giáo, Karl Marx sinh ra trong gia đình Tin lành, Stalin là đại chủng sinh trong Giáo hội Chính thống, Mao sinh ra trong gia đình Phật giáo Bắc tông, Pol Pot là Phật tử tu học trong học viện Phật giáo Theravada, Kim Nhật Thành có bố mẹ là những nhà truyền giáo Tin lành. Các sự kiện này chẳng nói lên điều gì cả, vì nhiều người khi lớn lên cũng từ chối tôn giáo gốc của họ cũng như mấy gã trên.

Sử gia Allen Bullock viết: “Từ khi còn nhỏ, Hitler không dành chút thời giờ cho giáo lý Công giáo, coi đó là một thứ đạo chỉ thích hợp cho người nô lệ, và ghê tởm các nguyên tắc luân lý của Công giáo”. Vậy chúng ta giải thích thế nào về điều Hitler rêu rao rằng khi thực hiện chương trình bài Do-thái, y tự xưng là một khí cụ của Thiên Chúa?

Trong thời kỳ lên nắm quyền, Hitler cần sự hỗ trợ của dân Đức, cả người Công giáo Bavari và người Phổ theo Tin lành Luther và để đạt được điều này, thỉnh thoảng gã dùng lời hoa mỹ, tỉ như: “Tôi đang làm công việc của Chúa”. Cho rằng lời hoa mỹ này làm cho Hitler trở nên một Kitô hữu là lầm lẫn giữa chủ nghĩa cơ hội chính trị với niềm tin cá nhân. Chính Hitler nói trong Mein Kampf rằng những phát ngôn của gã phải được hiểu là sự tuyên truyền và không có liên hệ gì đến sự thật nhưng để tác động đến đám đông. Ý tưởng của Đức Quốc Xã cho rằng Đức Kitô là một người thuộc dòng giống Aryan,người đã dùng gươm để quét sạch người Do-thái khỏi mặt đất, điều mà có lần Hitler gọi là “Kitô giáo Tích Cực”, hiển nhiên là một tách biệt triệt để với sự hiểu biết của truyền thống Kitô giáo, và bị lên án bởi đức giáo hoàng Piô XI vào lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, thái độ bài Do-thái của Hitler không phải là tôn giáo, nó có tính cách chủng tộc. Một người Do-thái không thể thoát khỏi trại tử thần Auschwitz bằng cách tuyên bố rằng, “Tôi không còn theo đạo Do-thái,” hoặc “Tôi là người vô thần,” hay “Tôi đã trở lại Kitô giáo. Điều này không đáng kể đối với Hitler vì gã tin rằng người Do-thái là dòng giống tồi tệ. Thái độ bài Do-thái của gã có tính cách thế tục.

Hitler’s Table Talk một tuyển tập ghi lại các cuộc đối thoại của Hitler mà tác giả là 3 nhân vật khét tiếng: Heinrich Heim (Bộ trưởng kế hoạch đầu tư của quốc xã), Henry Picker (giám đốc điều hành Trụ sở Führer) và Martin Bormann (cựu quan chức SS và là thư ký thân cận nhất của Hitler). Những cuộc đối thoại này cho thấy Hitler chống Kitô giáo cách cuồng dại. Y gọi Kitô giáo là một “tai họa” lớn nhất lịch sử, và nói về người Đức, “Hãy là dân tộc duy nhất không bị lây bệnh dịch này”. Hitler hứa rằng “qua tầng lớp nông dân chúng ta sẽ có thể tiêu diệt Kitô giáo”, Hitler đổ lỗi cho người Do-thái đã phát sinh ra Kitô giáo. Hitler còn kết án Kitô giáo vì sự chống đối thuyết tiến hóa. Hitler đặc biệt khinh miệt các giá trị Kitô giáo về sự bình đẳng và lòng thương người, mà gã coi là yếu hèn. Các cố vấn hàng đầu của Hitler - Goebbels, Himmler, Heydrich và Bormann - là những người vô thần rất ghét Kitô giáo và tìm cách tẩy sạch ảnh hưởng của Kitô giáo khỏi Đức.

Vào tháng 05/1939, Hitler đã ra lệnh thành lập một viện nghiên cứu để viết lại Kinh thánh, trong đó điều răn thứ nhất của Kitô giáo: “Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự” được Hitler sửa lại thành: “Thờ phượng lãnh tụ và cấp trên trên hết mọi sự”.

J.T.

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ