Giữa tang thương nước mắt và khổ đau, cử hành niềm vui Phục sinh được sao?

Tại sao tôi lại cảm thấy không phải như thế? Ngay lúc này đây, tại sao tôi lại không cảm thấy “niềm hân hoan chứa chan trong lễ Phục Sinh”, như là Kinh Tiền tụng Phục sinh I trong Sách lễ Rôma nói? Phải chăng là do vụ hoả hoạn ở Nhà thờ Đức Bà Paris? Vụ thảm sát ở Sri Lanka? Hay là tại vì Chúa nhật Phục sinh cũng là ngày giỗ của cha tôi? Hay là tại vì, sáng nay, một trong những người bạn đồng môn nói với tôi rằng, sáng mai, cô ấy sẽ phẫu thuật một khối u ác tính? Có thể… Và ngày mai, trong thánh lễ, dù có cảm thấy hay là không, tôi sẽ vẫn tiếp tục hát lên bài Gloria, Vinh danh Thiên Chúa… một lần nữa – bởi vì, nghi thức là vậy, và bởi vì làm như là điều phải lẽ nữa. Giữa tang thương nước mắt và khổ đau, cử hành niềm vui Phục sinh được sao?
Dù tôi có cảm thấy hay không niềm vui ấy, tôi sẽ vẫn tiếp tục ca vang khúc ca Gloria, Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời

Giữa tang thương nước mắt và khổ đau, cử hành niềm vui Phục sinh được sao?

Sáng nay – trong Tuần Bát nhật phục sinh – tôi hát vang bài Gloria, Vinh danh Thiên Chúa… Tôi đã hát, vì tôi phải hát lên như thế.… chứ không phải vì tôi cảm thấy như thế.

Tại sao tôi lại cảm thấy không phải như thế? Ngay lúc này đây, tại sao tôi lại không cảm thấy “niềm hân hoan chứa chan trong lễ Phục Sinh”, như là Kinh Tiền tụng Phục sinh I trong Sách lễ Rôma nói? Phải chăng là do vụ hoả hoạn ở Nhà thờ Đức Bà Paris? Vụ thảm sát ở Sri Lanka? Hay là tại vì Chúa nhật Phục sinh cũng là ngày giỗ của cha tôi? Hay là tại vì, sáng nay, một trong những người bạn đồng môn nói với tôi rằng, sáng mai, cô ấy sẽ phẫu thuật một khối u ác tính? Có thể… Và ngày mai, trong thánh lễ, dù có cảm thấy hay là không, tôi sẽ vẫn tiếp tục hát lên bài Gloria, Vinh danh Thiên Chúa… một lần nữa – bởi vì, nghi thức là vậy, và bởi vì làm như là điều phải lẽ nữa.

Thật là chính đáng, phải đạo, luôn luôn và ở đâu, lúc nào cũng vậy, nhưng đặc biệt đúng trong mùa Phục sinh, dâng lên Chúa lời tạ ơn, chúc tụng! Đức Kitô chịu đóng đinh chính là Đức Kitô phục sinh, Đức Kitô hiển trị – và Người sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, để phán xét thế gian bằng lửa. Tôi vững tin như thế – và tôi tin vì Giáo hội do Đức Kitô thiết lập luôn truyền dạy như thế – tôi sẽ luôn luôn chúc tụng, ngợi ca, ngay cả giữa những tật bệnh, cái chết và tang thương mất mát nữa. Điều này không có chi mới mẻ. Các thánh, các giáo phụ, các vị thánh tiến sỹ và các vị tử đạo luôn xác tín như thế. Họ đã sống, và đã chết cho và vì sự thật này.

Vì Đức Kitô đã phục sinh, nên tôi không còn dám sống như những người vô tín, vô thần hay như những kẻ dật dờ tâm linh nữa. Tất cả cõi tạo thành này đã được cuộc phục sinh của Đức Kitô tái tạo lại. Chúng ta những người canh thức cùng Đức Kitô được gọi mời cùng với Người làm chứng cho ánh quang huy chiến thắng của Người – từ lúc ló rạng bình minh cho đến lúc rạng rỡ, vinh quang. Tôi thấy buồn vì những đau khổ, tật bệnh và cái chết. Nhưng những thực tại thực sự khủng khiếp ấy không còn sức mạnh, không còn tác oai tác quái như trước nữa, bởi vì Đức Kitô đã phục sinh.

Vâng, vẫn còn đó những tối tăm luân lý và tâm linh trong cái trần gian này. Ngay lúc này, ra như những bóng tối ấy đang vênh váo ngang tàng, vì lẽ, dường như nó giành phần thắng. Thứ bóng tối ấy đã hoá ra mù loà vì chính những tự cao tự mãn của nó; nó không thể nhận ra rằng, nó đã bị đánh bại.

Tôi xin được mở ngoặc thế này, tôi không bảo rằng, “Đức Kitô đã phục sinh, bởi vậy hãy nghỉ ngơi xả hơi và chờ đợi ngày thế giới được thành toàn!” Không! Không bao giờ như thế! Các Kitô hữu trung tín chỉ có thể dự phần vào chiến thắng của Đức Kitô phục sinh khi và chỉ khi, trước tiên họ phải dự phần vào cuộc chiến đấu và những khổ đau của Người. Như thánh Phaolô đã dạy: Qua thập giá, tới vinh quang.

Kitô hữu đích thực có vô khối công việc cam go cần thi hành, có nhiều hy sinh phải chịu đựng, nếu chúng ta muốn sẵn sàng gặp Đức Kitô khi Người trở lại trong vinh quang. Chúng ta cần phải chiến đấu để giáo thuyết khỏi bị sai lạc đi; chúng ta cần phải chiếu đấu để những giá trị luân lý không bị huỷ hoại. Chúng ta cần chiếu đấu để các giáo hội không bị hủ hoá, và gia sản của chúng ta không bị thiêu huỷ. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, các Kitô hữu trung tín có những kẻ thù – xét ở cả mặt đời, ở mặt tôn giáo lẫn tâm linh – những kẻ thù muốn chúng ta thoả hiệp, muốn chúng ta im lặng hay phải chết. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, chúng ta bị thù ghét vì loan báo Tin Mừng của Đức Kitô, vì chúng ta giương cao thánh giá của Người và coi đó như là niềm hy vọng duy nhất của mình, và cũng vì chúng ta không để trống các nhà chầu của chúng ta. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, chúng ta bị thù ghét vì chúng ta trình bày sự thật về tính thánh thiêng của sự sống, ngay từ lúc được thành thai cho đến lúc chết. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, chúng ta bị thù ghét vì chúng ta trình bày sự thật về hôn nhân và gia đình. Một cộng đoàn bị thù ghét có thể sống trong hãi sợ, điều ấy có lý lắm. Một cộng đoàn bị thù ghét nhưng tin tưởng vào Đức Kitô thì lại sống đức cậy, điều ấy càng đúng hơn.

Cậy trông chính đáng. Không phải chỉ là cảm tính. Không phải là thần thoại, mơ mộng hay ủi an dễ dãi. Đúng hơn, chúng ta được kêu mời để cậy trông cho đến cùng vào tình yêu, sự trung tín và chiến thắng của Thiên Chúa. Tình yêu thương tột cùng mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, là thứ tình yêu mạnh mẽ như tử thần vậy, ngọn lửa của tình yêu ấy còn mạnh hơn cả Hoả Ngục nữa – và tình yêu đến cùng ấy được dành cho chúng ta ấy chính là nền tảng cho sự cậy trông đến cùng mà chúng ta đặt để nơi Người (Dc 8,6). Như Chúa Cha đã không bỏ mặc Con Một Người trong mồ, Người cũng sẽ không bỏ mặc những ai đã trung tín với Người và chiến đấu vì danh Người.

Trong tuần lễ thánh thiêng này, tôi may mắn được dâng lễ trong một đan viện rất đẹp. Sự sùng kính, sốt sắng, cảm kích và niềm vui của các tu sỹ nơi đây đã để lại ấn tượng trong tôi mãi mãi. Sự xác tín toả rạng nơi họ vào cuộc chiến thắng của Đức Kitô đã soi sáng vào bóng đêm đang bao phủ quanh tôi, và đang tìm cách chế ngự hồn tôi.

Bà Maria Mađalêna đã không thể nhận ra Đức Giêsu khi nước mắt bà lã chã rơi, và bà cũng đã đặt để hướng nhìn của mình không đúng chỗ nữa (Ga 20,11-18). Bà đã nhận ra Người khi bà nghe thấy Người kêu tên mình. Đức Kitô phục sinh kêu, gọi chúng ta đích danh, mỗi ngày. Lạy Chúa, ước chi, hôm nay đây, chúng con nhận ra Người!

Fr Robert McTeigue, SJ
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ