Tình người Miền Nam, quán cơm không đồng

“Không ngon sao tôi tới đây ăn hoài. Chúng tôi tới ăn được phục vụ nhiệt tình và đối xử công bằng, không có sự phân biệt. Quán sạch sẽ, tôi ăn hơn 1 năm nay rồi không đau bụng không làm sao cả. Đồ ăn thì được thay đổi món liên tục không bị ngán. Ăn hết một suất mà chưa no, chúng tôi còn có thể xin cơm thêm và thức ăn thêm. Có quán ăn này, người nghèo đỡ vất vả lắm lắm”, ông Nguyễn Văn Tư (65 tuổi), khách quen của quán chia sẻ. Tình người Miền Nam, quán cơm không đồng
Dù bán với giá 0 đồng nhưng quán cơm chưa lúc nào lo hết tiền mua thực phẩm. Khách hàng đến dù đi xe sang trọng hay quần áo cũ kỹ đều được đón tiếp nhiệt tình.

Tình người Miền Nam, quán cơm không đồng

“Không ngon sao tôi tới đây ăn hoài. Chúng tôi tới ăn được phục vụ nhiệt tình và đối xử công bằng, không có sự phân biệt. Quán sạch sẽ, tôi ăn hơn 1 năm nay rồi không đau bụng không làm sao cả. Đồ ăn thì được thay đổi món liên tục không bị ngán. Ăn hết một suất mà chưa no, chúng tôi còn có thể xin cơm thêm và thức ăn thêm. Có quán ăn này, người nghèo đỡ vất vả lắm lắm”, ông Nguyễn Văn Tư (65 tuổi), khách quen của quán chia sẻ.

3 tiếng bán hết veo 350-400 suất cơm

Quán cơm kiêm luôn bếp nằm tại số 427 Phạm Văn Đồng, phường 11, quận Bình Thạnh, Sài Gòn luôn bán cơm với giá 0 đồng nhưng chưa bao giờ “cạn tiền” mua lương thực.

Mỗi suất cơm có đầy đủ thịt cá, rau và canh. Thực đơn của quán phong phú, thay đổi mỗi ngày, thậm chí vào ngày chay có phục vụ cơm chay. Chủ quán cho hay, chi phí mỗi ngày là 2.500.000 đồng do các mạnh thường quân tài trợ, ủng hộ cho quán ăn hoặc do người tới ăn đóng góp thêm cho quán.

Quán ăn được một thành viên trong hội cho mượn địa điểm, bàn ghế, bếp nấu để phục vụ người lao động nghèo. Nhân viên phục vụ trong quán đều là tự nguyện, không lấy công. Hằng ngày, mọi người bắt đầu làm việc từ 6h30 sáng, đến 13 giờ chiều công việc mới hoàn tất.

Tôi làm ở đây được khoảng 6-7 tháng rồi. Cảm thấy vui lắm vì giúp được mọi người. Trước đây, mới nghỉ hưu tôi còn đi dạy thêm, đợt này tôi nghỉ luôn, lúc rảnh rỗi phục vụ cho quán ăn và đi làm từ thiện”, cô Đoàn Thị Thanh Tâm (66 tuổi), một giáo viên đã về hưu chia sẻ.

Theo quan sát, đa phần những người đến đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Họ có thể là người thu lượm ve chai, bán vé số, xe ôm, phụ hồ, người già, người neo đơn, lang thang cơ nhỡ..

Có lần một vị khách đánh chiếc ô tô sang trọng tấp vào quán gọi cơm ăn làm chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Ăn xong, chủ nhân chiếc xe đó đã liên hệ với quán, tỏ ý muốn giúp đỡ thêm. Có nhiều người đến đây cũng bỏ vào thùng từ thiện 2 ngàn, 5 ngàn, 10 ngàn hoặc cả mấy trăm ngàn...", ông Nguyễn Vĩnh Tuấn, một thành viên của hội cho biết.

Quán cơm đã đem lại một nơi dừng chân, nghỉ ngơi cho tất cả những ai cảm thấy mệt mỏi, đói lòng. Chú Nam (62 tuổi), một khách quen của quán xúc động kể: "Có hôm trong túi tôi còn có 10 ngàn bạc, vô tình qua đây thấy quán cơm 0 đồng mừng quá trời luôn. Tôi còn bất ngờ vì được phục vụ cả nước, cơm canh ăn no thoải mái. Nhà tôi cách đây 3km cứ đến giờ là tôi lại đạp xe ra. Nhờ có bữa ăn này mà đỡ được cho tôi một khoản tiền. Chứ tôi bán vé số ngày có được bao nhiêu tiền đâu”.

Tin liên quan:
✔️ Với chỉ một câu duy nhất, thánh Gioan Thánh Giá đã tóm gọn tinh thần của cả Mùa Giáng sinh
✔️ Tôi dễ dàng hơn anh một chút
✔️ Nói lời yêu thương
✔️ Tui đi hiến xác, hiến tạng…
✔️ Lòng tốt và cái kết bất ngờ
✔️ Tình nghĩa Sài Gòn
✔️ Đời người là giấc mộng

Nguyễn Trần Thơ Vương

Bài về chủ đề Ân tình-Yêu thương:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ