Không có đường tắt!

“Nếu chúng ta thật sự quan tâm đến chuyện con cái mình lớn lên trở thành người như thế nào, thì không bao giờ có đường tắt. Những phẩm chất tốt phải được nuôi dưỡng từ bên trong”. (Alfie Kohn) Đúng thế! Đấy là lý do tại sao khi nuôi con, khi dạy trẻ chúng ta phải hướng trẻ vào con đường “chính đạo” có hoài bão, mơ ước, có rung cảm thật sự của con người thay vì áp đặt mô hình thành đạt có thể nhìn thấy bằng xe, nhà, bằng cấp, tiền bạc. Không có đường tắt!
Không có đường tắt!

“Nếu chúng ta thật sự quan tâm đến chuyện con cái mình lớn lên trở thành người như thế nào, thì không bao giờ có đường tắt. Những phẩm chất tốt phải được nuôi dưỡng từ bên trong”. (Alfie Kohn)

Đúng thế!

Đấy là lý do tại sao khi nuôi con, khi dạy trẻ chúng ta phải hướng trẻ vào con đường “chính đạo” có hoài bão, mơ ước, có rung cảm thật sự của con người thay vì áp đặt mô hình thành đạt có thể nhìn thấy bằng xe, nhà, bằng cấp, tiền bạc.

Đấy không phải là lời khuyên có tính đạo đức mà bản chất của sự trưởng thành ở con người, ở sự sinh tồn của xã hội là như thế.

Khi ai ai cũng đi đường tắt, tất cả sẽ gặp nhau ở… ngõ cụt.

Đau hơn là gặp nhau ở đó, thay vì nghĩ xem làm thế nào tìm ra, tạo ra con đường mới, họ lại chen nhau để xem có con đường tắt nào tránh ngõ cụt không.

Tương tự, khi có ai hỏi bạn câu hỏi “đọc sách để làm gì?”, “Phát triển văn hóa đọc để làm gì?”, bạn có thể trả lời rằng “Đấy là xây dựng một con đường. Một con đường muốn xây phải mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng muốn đi tới đích thì người ta nhất định phải đi qua”.

Thế thôi.

Nguyễn Quốc Vương

Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ