Tăng giá điện thực ra là trấn lột tiền mồ hôi nước mắt nhân dân để bù đắp ngân sách nhà nước bị chi tiêu vô tội vạ

Chi tiêu công là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng phát triển, vì mỗi khi duyệt chi thì người duyệt sẽ được lại quả từ trên xuống dưới nên quan chức nào cũng thích duyệt chi chi tiêu công. Chỉ có nhân dân è cổ ra gánh chịu. Một số liệu về chi tiêu công: Giai đoạn 2016-2020 các địa phương xin duyệt chi từ ngân sách trung ương số tiền 2 triệu tỷ đồng cho đầu tư 9.620 dự án công, nhưng theo bà Vũ Thị Lưu Mai, ủy viên thường trực UB Tài chính - Ngân sách Quốc hội thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả của các dự án này mang đến lợi ích công như thế nào.

Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=2360897557299237&id=100001370467846
Dự án ký túc xá sinh viên TP Đà Nẵng.
Mấy ngày qua tôi phân tích giá điện trên góc độ kỹ thuật để thấy rõ bản chất chứ không phải tôi không hiểu vì đâu mà chính phủ quyết định cho tăng giá điện. Ngân sách nhà nước thâm hụt hàng ngàn hàng ngàn tỷ mà không tăng giá điện giá xăng dầu thì lấy đâu mà bù vào? Nói rằng giá điện Việt Nam thấp hơn giá điện thế giới, nói rằng phải đưa giá điện về ngang với giá thế giới để “thị trường hóa ngành điện” là một kiểu nói lừa nhân dân của cơ quan chức năng và một số nhà báo mà thôi.

Hiện nay nhìn quanh thì sẽ thấy chính phủ không có nguồn thu nào đủ lớn và nhanh để cứu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước ngoài việc tăng giá điện và giá xăng dầu.

Theo tài liệu đã công bố, từ đầu năm 2019, Việt Nam mỗi ngày phải trả lãi cho nợ công là 330 tỷ đồng. Một con số quá kinh hoàng.

Vấn đề chi từ ngân sách quốc gia trong nhiều năm qua phải nói là vô tội vạ. Tiền của nhân dân đóng góp cho chính phủ chính là máu và nước mắt nhân dân nhưng việc chi tiêu công thì xem như là giấy vụn, thích kiểu nào chi kiểu đó không cần tính toán. Nói một cách hình ảnh là quan chức Việt Nam duyệt chi ngân sách giống như công tử Bạc Liêu tiêu tiền ngày xưa.

Chi tiêu công là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng phát triển, vì mỗi khi duyệt chi thì người duyệt sẽ được lại quả từ trên xuống dưới nên quan chức nào cũng thích duyệt chi chi tiêu công. Chỉ có nhân dân è cổ ra gánh chịu.

Một số liệu về chi tiêu công:

Giai đoạn 2016-2020 các địa phương xin duyệt chi từ ngân sách trung ương số tiền 2 triệu tỷ đồng cho đầu tư 9.620 dự án công, nhưng theo bà Vũ Thị Lưu Mai, ủy viên thường trực UB Tài chính - Ngân sách Quốc hội thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả của các dự án này mang đến lợi ích công như thế nào.

Có những dự án trời ơi đất hỡi như dự án xây dựng Công viên Phidel Castro ở Quảng Trị xin ngân sách trung ương 30 tỷ để lưu lại dấu chân của ông Phidel từng đến nơi này nhưng vừa rồi ông Chủ tịch Cuba qua thăm Việt Nam chả thấy ông ấy thèm ghé thăm công viên.

Một tòa nhà đồ sộ của Chi nhánh Trung tâm hỗ trợ nông thôn miền Trung – Tây Nguyên tọa lạc tại Phú Yên của Hội nông dân Việt Nam xây dựng hết 30 tỷ đồng từ tiền ngân sách quốc gia rồi bỏ hoang.

Dự án Trường dạy nghề kiểu mẫu ngốn hết 39 tỷ đồng ngân sách công do UBND huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh làm chủ xị bỏ hoang nhiều năm nay.

Đó là các dự án nhỏ bé ở các tỉnh lẻ mà tôi chỉ đơn cử. Thực ra loại này nơi đâu cũng có, mỗi tỉnh vài ba dự án, gom lại nhiều vô số kể.

Dưới đây dẫn chứng vài công trình lớn ở các thành phố lớn.

Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Hải Phòng được đầu tư xây dựng trên diện tích 47ha với số vốn gần trăm tỉ đồng nay bỏ hoang.

Dự án ký túc xá sinh viên được đầu tư 700 tỉ đồng ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã “treo” nhiều năm nay. Hiện công trình rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Dự án ký túc xá sinh viên TP Đà Nẵng.
➥ Dự án ký túc xá sinh viên TP Đà Nẵng.

Nhà Thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam đầu tư 1 ngàn tỷ từ vốn nhà nước, được xây dựng giữa cánh đồng, trên khu đất rộng 120ha, cao 05 tầng, sức chứa 7.500 chỗ ngồi, tổng diện tích sàn 50.000m2, đạt các tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, để phục vụ Đại hội Thể thao châu Á năm 2019 nhưng nay Việt Nam không đăng cai nữa nên bỏ hoang.

Nhà Thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam
➥ Nhà Thi đấu đa năng tỉnh Hà Nam

Còn nhiều vô số kể những loại dự án xây bằng máu nhân dân mà bỏ hoang kiểu này.

Cuối tháng 9 năm ngoái, một số liệu tổng kết của Bộ kế hoạch đầu tư công bố cho biết gần 850 dự án gây thất thoát lãng phí, 300 dự án phải ngừng thực hiện.

Tất cả những con số biết nói ở trên cho chúng ta thấy nguyên nhân tăng giá điện giá xăng dầu, nguyên nhân vì sao nhân dân quần quật làm việc nhọc nhằn mà Việt Nam mãi nằm ở đáy thế giới.

Chủ nghĩa xã hội nói rằng lý tưởng tốt đẹp nhưng giá xương máu phải trả của nhân dân quá lớn mà chẳng thấy sung sướng đâu ra như ông Các Mác ông Lê Nin ngày xưa từng huênh hoang?


Trần Đình Thu

Bài về chủ đề Thủ đoạn:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ