Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể bao lâu sau khi chúng ta rước lễ?

Bảo vật được trân quý nơi Giáo hội Công giáo là bí tích Thánh Thể — là chính Đức Giêsu ẩn thân dưới hình bánh và rượu. Chúng ta tin, như Sách Giáo lý khẳng định, “Trong bí tích cực thánh, ‘có sự hiện diện đích thực, thực sự và bản thể của Mình và Máu Đức Ki-tô, cùng với linh hồn và thiên tính của Người, nghĩa là Đức Ki-tô trọn vẹn’” (GLHTCG số 1374). Ngoài ra, sự hiện diện đích thực của Đức Giêsu trong bí tích Thánh Thể không chấm dứt ngay khi chúng ta đón lấy Người khi rước lễ. Sách Giáo lý tiếp tục giải thích về cách thế, “Đức Ki-tô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại” (GLHTCG số 1377). Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể bao lâu sau khi chúng ta rước lễ?
“Chúng ta cần tôn kính cách xứng hợp Chúa Giêsu.”

Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể bao lâu sau khi chúng ta rước lễ?

Bảo vật được trân quý nơi Giáo hội Công giáo là bí tích Thánh Thể — là chính Đức Giêsu ẩn thân dưới hình bánh và rượu. Chúng ta tin, như Sách Giáo lý khẳng định, “Trong bí tích cực thánh, ‘có sự hiện diện đích thực, thực sự và bản thể của Mình và Máu Đức Ki-tô, cùng với linh hồn và thiên tính của Người, nghĩa là Đức Ki-tô trọn vẹn’” (GLHTCG số 1374).

Ngoài ra, sự hiện diện đích thực của Đức Giêsu trong bí tích Thánh Thể không chấm dứt ngay khi chúng ta đón lấy Người khi rước lễ. Sách Giáo lý tiếp tục giải thích về cách thế, “Đức Ki-tô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại” (GLHTCG số 1377).

Điều này có nghĩa là lúc chúng ta nhận lấy Người vào trong miệng?  Đức Giêsu sẽ hiện diện thực sự trong chúng ta bao lâu?

Một câu chuyện nổi tiếng liên quan đến cuộc đời của thánh Philip Neri, sẽ giúp trả lời cho câu hỏi này. Ngày kia, thánh nhân đang cử hành thánh lễ, một người đàn ông rước lễ và ra khỏi nhà thờ sớm. Người đàn ông này có vẻ như không ý thức về sự hiện diện đích thực của Chúa nơi ông, bởi vậy, thánh Philip đã dùng ngay dịp này như một cơ hội để thị phạm. Ngài bảo hai chú giúp lễ cầm nến sáng đi theo người đàn ông đã ra khỏi nhà thờ. Sau một hồi rảo bước trên các con phố Rôma, người đàn ông quay lại và nhìn thấy các chú giúp lễ vẫn bám gót theo ông. Bối rối, người đàn ông quay lại nhà thờ và hỏi thánh Philip Neri, tại sao ngài lại sai các chú giúp lễ đi như vậy. Thánh Philip trả lời: “Chúng ta phải tôn kính cách xứng hợp Chúa Giêsu, Đấng đang ở trong con. Vì con đã hững hờ không kính tôn Người, nên cha đã sai hai chú giúp lễ đi để nhắc con biết phải làm sao cho xứng hợp.” Người đàn ông sững sờ trước câu trả lời, và chắc chắn sẽ ý thức hơn về sự hiện diện của Chúa trong tương lai.

Quan niệm thường thấy vẫn cho rằng, Thánh Thể vẫn còn lại 15 phút sau rước lễ. Điều này đơn giản dựa theo khoa sinh vật học và những lời trong Sách Giáo lý cho rằng, sự hiện diện của Đức Giêsu “kéo dài bao lâu hình bánh rượu còn tồn tại.”

Đây cũng là lý do mà nhiều vị thánh khuyên nên cầu nguyện 15 phút sau khi rước lễ để tạ ơn Chúa. Như thế linh hồn sẽ cảm nếm được sự hiện diện của Chúa Giêsu, và cận kề “lòng bên lòng” với Người.

Trong thế giới xoay chuyển liên tục của chúng ta, thật khó để ngồi lâu giờ sau thánh lễ, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không thể cầu nguyện được một lời kinh cám ơn vắn tắt. Mấu chốt là chúng ta cần nhắc nhớ mình rằng, Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể sẽ ở cùng chúng ta trong một vài giây phút, trao ban cho chúng ta một khoảng thời gian đặc biệt, trong đó chúng ta có thể hiệp thông với Người, và nếm cảm tình yêu của Người trong chúng ta.

Nếu có ngày nào đó bạn quên béng, thì đừng lấy làm lạ, nếu cha xứ sai hai chú giúp lễ đi theo bạn ra tận xe khi bạn rời nhà thờ sớm!

Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ