Bố cũng có thể bị trầm cảm sau sinh?

Chúng ta thường nghe nhiều về trầm cảm trong thời kỳ mang thai và sau sinh của người phụ nữ. Sự thay đổi về sinh lý và áp lực trong quá trình nuôi con ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và cảm xúc của mẹ dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, các mẹ có biết bên cạnh mình còn có một người bạn đồng hành cũng bị ảnh hưởng rất lớn về sự ra đời của em bé không? Source: fb.com/tranthiailien.official/posts/2240382992734170 Bố cũng có thể bị trầm cảm sau sinh?
Bố cũng có thể bị trầm cảm sau sinh?

▪ Chúng ta thường nghe nhiều về trầm cảm trong thời kỳ mang thai và sau sinh của người phụ nữ. Sự thay đổi về sinh lý và áp lực trong quá trình nuôi con ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và cảm xúc của mẹ dẫn đến trầm cảm.

Tuy nhiên, các mẹ có biết bên cạnh mình còn có một người bạn đồng hành cũng bị ảnh hưởng rất lớn về sự ra đời của em bé không?

▪ Nam giới không phải mang thai hoặc sinh con. Hàm lượng hoocmon của họ không biến đổi. Họ cũng không tắc tia sữa. Chính xác thì họ trở nên trầm cảm vì điều gì?

▪ Thực tế, trầm cảm ở bố là một hiện tượng tương đối phổ biến, trong đó từ 2% đến 25% bị trầm cảm trong thời kỳ vợ mang thai hoặc khi con mới chào đời.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tỷ lệ này có thể tăng lên 50% nếu người mẹ cũng bị trầm cảm trước hay sau sinh.

Năm 2018, tờ JAMA Paediatrics công bố kết quả nghiên cứu, 4,4% đàn ông lần đầu làm bố bị trầm cảm, tỷ lệ này ở phụ nữ là 5% và điều này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của gia đình, đặc biệt là con cái của họ.

Các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở bố

Việc trở thành một người bố sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc sống của một người đàn ông. Điều ấy tương đương với việc trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là về tài chính sẽ đè nặng lên vai của người trụ cột. Cùng tìm hiểu vì sao người bố lại dễ bị mắc trầm cảm nhé!

▪ Khó phát triển sự gắn bó với em bé

▪ Không biết phải bắt đầu việc làm bố như thế nào

▪ Thiếu sự hỗ trợ hoặc sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè

▪ Những thay đổi trong mối quan hệ hôn nhân, chẳng hạn như sự thiếu thân mật với người bạn đời

▪ Cảm thấy giống như bị ra rìa và ghen tị với mối quan hệ mẹ - con

▪ Không được khen ngợi và công nhận từ vợ hay gia đình về việc chăm sóc và nuôi dạy con cái

▪ Bị ảnh hưởng do trầm cảm của vợ

▪ Áp lực về tài chính và công việc

▪ Testosterone thấp

Biểu hiện trầm cảm ở bố

▪ Đàn ông có thể cho thấy các dấu hiệu trầm cảm khác nhau. Họ có thể không khóc nhưng cảm thấy thất vọng và tức giận.

▪ Trầm cảm có thể biểu hiện ở mức độ khó chịu, bốc đồng và cảm thấy không thể tìm thấy niềm vui trong bất cứ điều gì.

▪ Những người cha bị trầm cảm có nhiều khả năng tham gia vào việc sử dụng chất gây nghiện, bạo lực gia đình và không khuyến khích vợ của mình cho con bú hay vắt sữa.

▪ Không thể tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ.

▪ Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc làm các công việc hàng ngày.

▪ Có suy nghĩ bị choáng ngợp, sợ hãi, mất kiểm soát.

▪ Nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

▪ Không hứng thú với tình dục.

▪ Mệt mỏi, không muốn ăn hoặc thèm ăn.

▪ Khó ngủ, hoặc ngủ và thức dậy vào những thời điểm khác thường.

▪ Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột.

▪ Một người cha trầm cảm sẽ ít tiếp xúc, chơi và mỉm cười với con cái hơn.

Ảnh hưởng của trầm cảm trước và sau sinh ở bố

▪ Trầm cảm có thể tăng không phải vì các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu nó, mà vì có nhiều người phải vật lộn hơn với việc làm bố.

▪ Việc bố bị trầm cảm sẽ có những biểu hiện, hành động tiêu cực ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến con cái như: đánh đòn, quát mắng con nhiều hơn, không muốn tiếp xúc với con, không hát hoặc đọc sách cùng con...

▪ Khi bố bị trầm cảm dẫn đến khả năng cao con của họ cũng có những vấn đề về tâm lý, cảm xúc, hành vi khi lớn lên. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bố bị trầm cảm có thể khiến đứa trẻ có nguy cơ chậm phát triển.

▪ Trầm cảm ở các ông bố cũng làm tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ hôn nhân và khiến các bà mẹ dễ bị trầm cảm hơn. Mặt khác, đối với những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm, chúng cần có một người cha quan tâm, nuôi dưỡng sẽ bảo vệ chúng khỏi một số tác động tiêu cực của chứng trầm cảm của mẹ.

▪ Những bố đang cảm thấy mình gặp khó khăn trong mối quan hệ với vợ, người thân, bạn bè, càng ngày càng cáu kỉnh, buồn sầu, lo lắng...nên xem xét khả năng trầm cảm sau sinh (chứng trầm cảm của người cha được phân tán nhiều hơn trong suốt 12 tháng đầu).

▪ Nghiên cứu chứng minh rõ ràng rằng điều quan trọng là người bố phải điều trị trầm cảm, có thể bao gồm liệu pháp nói chuyện, thuốc chống trầm cảm và hỗ trợ dựa vào gia đình và cộng đồng.

Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể bị trầm cảm khi bắt đầu có con và khởi đầu với một tổ ấm mới. Điều đó không có nghĩa bạn là những cha mẹ tồi tệ. Trên thực tế, chăm sóc em bé và vợ sau sinh rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người trong gia đình. Bạn không nhất thiết phải chịu đựng âm thầm một mình.

Tất cả trẻ em xứng đáng có cơ hội có một gia đình khỏe mạnh. Và tất cả các bậc cha mẹ xứng đáng có cơ hội để tận hưởng cuộc sống tuyệt vời cùng với con cái của mình. Nếu bạn cảm thấy chán nản, đừng đau khổ một mình, hãy nói với vợ, một người thân yêu và tìm đến bác sĩ khi cần thiết

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu, thông cảm và quan tâm nhiều hơn đến người bạn đời của mình. Việc có con và bắt đầu cuộc sống hôn nhân không chỉ gặp khó khăn với người vợ mà người chồng cũng bị áp lực rất lớn. Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm, con số về căn bệnh này ngày càng gia tăng không phải do các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu nó, mà vì thật sự có nhiều người đang phải vật lộn với việc trở thành một ông bố.

Theo Ths. Trần Thị Ái Liên
Bài về chủ đề Tâm lý:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ