Vì sao bà Aung San Suu Kyi lúng túng?

Bà Aung San Suu Kyi quá nổi tiếng trên hành trình tranh đấu quả cảm, nay là một nhân vật có "sức nặng" trên bàn cờ chánh trị nước Myanmar (trước đây gọi là "Burma"). Bà đang gặp phải phản ứng bất lợi từ công luận quốc tế, khi bà chưa đưa ra được đối sách giải quyết khủng hoảng nhân đạo xảy ra cho người Rohingya! Sắc tộc này theo đạo Islam đã và đang bị khủng bố bởi các Phật tử - đặc biệt, là bởi khối Phật tử rất đông đi theo nhà sư Wirathu. Trong một quốc gia mà người theo đạo Phật chiếm đại đa số, giới sư sãi có tiếng nói rất mạnh. Sư Wirathu, mà tạp chí TIME đưa lên hình bìa với dòng chữ "Khuôn mặt của khủng bố Phật giáo", đã lôi kéo cả trăm ngàn người dùng hung khí tấn công, đốt nhà, xua đuổi... sắc tộc Rohingya thuộc đạo Hồi. Source: fb.com/nguyenchuong158/posts/812827765817872 Vì sao bà Aung San Suu Kyi lúng túng?
(Phật tử Aung San Suu Kyi lao đao trước nhà sư Wirathu)

Vì sao bà Aung San Suu Kyi lúng túng?

Bà Aung San Suu Kyi quá nổi tiếng trên hành trình tranh đấu quả cảm, nay là một nhân vật có "sức nặng" trên bàn cờ chánh trị nước Myanmar (trước đây gọi là "Burma"). Bà đang gặp phải phản ứng bất lợi từ công luận quốc tế, khi bà chưa đưa ra được đối sách giải quyết khủng hoảng nhân đạo xảy ra cho người Rohingya! Sắc tộc này theo đạo Islam đã và đang bị khủng bố bởi các Phật tử - đặc biệt, là bởi khối Phật tử rất đông đi theo nhà sư Wirathu.

Trong một quốc gia mà người theo đạo Phật chiếm đại đa số, giới sư sãi có tiếng nói rất mạnh. Sư Wirathu, mà tạp chí TIME đưa lên hình bìa với dòng chữ "Khuôn mặt của khủng bố Phật giáo", đã lôi kéo cả trăm ngàn người dùng hung khí tấn công, đốt nhà, xua đuổi... sắc tộc Rohingya thuộc đạo Hồi.


Trước đây bà Aung San Suu Kyi nổi danh như một Phật tử vừa Trí vừa Dũng. Bà tranh đấu cho tự do của người dân Myamar, theo triết thuyết nhà Phật, được quảng diễn trong bài diễn văn khi bà nhận Giải Nobel Hòa bình. Đó là: trong lời dạy của đức Phật thì có 4 trở ngại lớn trong tâm thức chúng sinh, gồm Tham - Sân - Si - Úy. Bà Aung San Suu Kyi đặc biệt nhấn mạnh vào Úy (sự sợ hãi), cần chiến thắng được sự sợ hãi ("vô úy").

Còn Úy thì không bao giờ dứt được Tham, Sân, Si. Hơn nữa, Úy lại là mảnh đất dung dưỡng cho Tham, Sân, Si mọc rễ, phá hỏng tâm thức.


Một Phật tử dù đầy uy tín như bà nhưng vẫn phải chống trả chật vật trước nhà sư Wirathu ("the face of Buddhist Terror").

Nếu không tìm ra cách ngăn cản sư Wirathu lôi kéo Phật tử xuống đường biểu tình, bà Aung San Suu Kyi đang đứng trước nguy cơ uy tín của bà vỡ tan thành bong bóng.

Trong một đất nước mà Phật tử chiếm số đông, bà Aung San Suu Kyi đang cảm nhận được thế nào là quyền lực của sư sãi (ở đây là sư Wirathu cùng hàng loạt nhà sư khác hậu thuẫn cho Wirathu).

Muốn xoa dịu "phong trào bảo vệ Phật pháp" của sư Wirathu, bà Aung San Suu Kyi phải chấp nhận thảm cảnh tín đồ Hồi giáo người Rohingya bị xua đuổi khỏi Myanmar? Nhưng điều đó tạo ra một mâu thuẫn phải nói là kỳ dị, giữa đạo từ bi của đức Phật với sự "hăng say bảo vệ Phật pháp".

Ở đây không còn nằm trong phạm vi về giáo thuyết, mà đây là một thực tế lạnh lùng.

Phật tử vẫn dễ dàng đi theo sự lôi kéo của giới sư sãi hơn, thay vì lắng nghe những lời phân tích tỉnh táo của nhân sĩ trí thức dù nổi tiếng cách mấy (như bà Aung San Suu Kyi).

Myanmar, vì vậy, rối còn hơn canh hẹ.

Nguyễn Chương
Bài về chủ đề Hù doạ-Nguy cơ:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ