Vai trò quan trọng của việc trưng bông, trưng hoa trong thánh lễ

Nơi cung thánh của nhiều thánh đường Công giáo, việc trưng bông, trưng hoa là cách trang trí thường thấy nhất. Các bình bông có thể được trưng quanh bàn thờ khi có thánh lễ, hay trước các bức tượng hay hoạ phẩm có giá trị. Hoa nến xem chừng chỉ là những thứ gì đó tuỳ phụ, theo sau, nhưng thật ra Giáo hội có những quy tắc và quy định về đến việc trưng bông, trưng hoa, và sử dụng chúng như những biểu trưng mang ý thiêng liêng đặc thù.

Việc trưng bông, trưng hoa hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa biểu trưng thiêng liêng không nên bỏ qua.

Nơi cung thánh của nhiều thánh đường Công giáo, việc trưng bông, trưng hoa là cách trang trí thường thấy nhất. Các bình bông có thể được trưng quanh bàn thờ khi có thánh lễ, hay trước các bức tượng hay hoạ phẩm có giá trị.

Hoa nến xem chừng chỉ là những thứ gì đó tuỳ phụ, theo sau, nhưng thật ra Giáo hội có những quy tắc và quy định về đến việc trưng bông, trưng hoa, và sử dụng chúng như những biểu trưng mang ý thiêng liêng đặc thù.

Ví dụ, Hướng dẫn chung của Sách Lễ Rôma chỉ dẫn, "Việc trưng bông, trưng hoa luôn luôn ở mức độ chừng mực và phải bố trí chung quanh bàn thờ hơn là bên trên bàn thờ." Ngoài ra, "Trong Mùa Vọng, việc trưng bông, trưng hoa quanh bàn thờ được tiết chế, sao cho phù hợp với đặc tính của thời gian trong năm phụng vụ này, đó không phải là biểu lộ quá sớm sự vui mừng trọn vẹn nơi biến cố Giáng sinh. Trong Mùa Chay, không được phép trang trí bàn thờ bằng hoa. Tuy nhiên, có ngoại lệ là Chúa nhật Hãy vui lên (Chúa nhật IV Mùa Chay), và các Lễ trọng."

Như vậy, việc trưng bông, trưng hoa là để thể hiện niềm vui, và đó là lý do việc này bị hạn chế trong các Mùa Vọng và Mùa Chay u sầu.

Ngoài ra, trưng bông, trưng hoa còn với mục đích nhắc nhớ chúng ta về công trình sáng tạo của Thiên Chúa và vẻ tuyệt mỹ nơi công trình của Người. Tác giả Nikolaus Gihr trong quyển sách The Holy Sacrifice of the Mass (Thánh Lễ, hy tế thánh) của ông, đã trình bày ý nghĩa thiêng liêng này.
Một tu sỹ Capuchin tốt lành là thánh Francis Borgia, thường hay nói: "Thiên Chúa giữ lại cho chúng ta ba thứ từ vườn Địa Đàng: các vì sao, những bông hoa và ánh mắt trẻ thơ." Thật vậy, các loài hoa có một vị trí đặc biệt trong công trình sáng tạo của Chúa; chúng ở trên mặt trái đất cũng như các vì sao thì ở trên trời — chúng là những dấu tích không thể xóa nhòa của một cõi đã bị đánh mất, một thiên đường nơi trần thế, chúng ít bị "ám mùi" hay huỷ hoại bởi tội lỗi nhất. Sắc màu rực rỡ, hương thơm ngào ngạt của chúng, chính là những mạc khải về vẻ tuyệt mỹ và tốt lành của Thiên Chúa, biểu tượng cho lòng nhân của Người, là những hoạ ảnh phản chiếu những hình mẫu gốc, đích thật của Người (Is. 25, 1).


Các loài hoa cũng nhắc nhớ chúng ta về đời sống thiêng liêngcác nhân đức mà chúng ta nên mặc lấy cho tâm hồn mình.
Các loài hoa còn tượng trưng cho những ưu tính, ân sủng và nhân đức siêu nhiên mà linh hồn cần tô điểm; vì các thánh nhân khoe hương khoe sắc như bông huệ tỏa hương thơm ngát trước nhan Chúa. Nhờ vẻ tươi tắn và mỹ miều đón nhận được từ nơi mặt trời, từ nơi mà chúng luôn quy hướng về, các loài hoa biểu trưng cho sự tinh khôi và thánh thiện mà chúng ta nhận được từ Đức Ki-tô, là Mặt Trời Công Chính, và nhờ đó chúng ta lại tôn vinh Người như là Ánh Dương trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. — Hơn thế, việc trưng bông, trưng hoa nơi bàn thờ, còn biểu thị rằng: sự tăng triển về ân sủng, đời sống cầu nguyện và nhân đức được hiển hiện nhờ ánh sáng siêu nhiên và nhờ hơi ấm linh thánh chiếu tỏa ra từ mặt trời là Hy Tế Thánh Thể.

Lần tới khi tham dự thánh lễ, nhìn ngắm những bông hoa trang trí nơi cung thánh, bạn hãy nhớ lại những tầng ý nghĩa thâm sâu này, để nâng tâm hồn mình lên cùng Chúa khi bạn bước vào cử hành tiệc Thánh Thể nhé.

Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ