Cuộc trục lợi y tế quy mô lớn nhất trong lịch sử mang tên: Kit Test!

Không phải "thế lực thù địch" nào, mà chính báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam của Chính phủ đã phải lên tiếng, ngày hôm qua, 28-9: Giá một bộ kit xét nghiệm đang đắt gấp đôi, gấp ba lần giá thực tế, trách nhiệm thuộc về ai? Bài báo dẫn thông tin: "Giá kit test nhanh kể cả các chi phí khác, kho bãi cũng chỉ khoảng 50.000 đồng/bộ (trong khi giá DN, người dân phải trả là 130.000-150.000 đồng/bộ, cá biệt có nơi hơn 200.000 đồng/bộ - PV)". VOV cho rằng đại dịch này "đã khiến bao doanh nghiệp, người dân lao đao thậm chí phá sản, rơi vào nghèo đói. Thế nhưng, cũng dễ thấy đây lại là cơ hội làm ăn, thậm chí là kiếm ăn của rất nhiều kẻ khác trên sự khó khăn của người dân và doanh nghiệp". Giá kit test COVID-19 thực tế chỉ từ 40.000 - 50.000 đồng/bộ! Source: https://fb.com/hksanh/posts/4528524830539875
Giá kit test COVID-19 thực tế chỉ từ 40.000 - 50.000 đồng/bộ!

Không phải "thế lực thù địch" nào, mà chính báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam của Chính phủ đã phải lên tiếng, ngày hôm qua, 28-9: Giá một bộ kit xét nghiệm đang đắt gấp đôi, gấp ba lần giá thực tế, trách nhiệm thuộc về ai?

Bài báo dẫn thông tin: "Giá kit test nhanh kể cả các chi phí khác, kho bãi cũng chỉ khoảng 50.000 đồng/bộ (trong khi giá DN, người dân phải trả là 130.000-150.000 đồng/bộ, cá biệt có nơi hơn 200.000 đồng/bộ - PV)".
VOV cho rằng đại dịch này "đã khiến bao doanh nghiệp, người dân lao đao thậm chí phá sản, rơi vào nghèo đói. Thế nhưng, cũng dễ thấy đây lại là cơ hội làm ăn, thậm chí là kiếm ăn của rất nhiều kẻ khác trên sự khó khăn của người dân và doanh nghiệp".

BÀI VIẾT TRÊN VOV: Kit xét nghiệm COVID-19 giá "trên trời", ai chịu trách nhiệm?

Nói "kiếm ăn" thì quá nhẹ. Rõ ràng đây là một cuộc trục lợi. Và những tuyên bố, không chỉ tuyên bố mà đã và đang thực thi, "xét nghiệm thần tốc", "xét nghiệm toàn dân" của chính quyền Hà Nội, TP.HCM và phần lớn các địa phương khác có liên quan gì đến cuộc trục lợi này không, khi "chiến lược" đưa việc xét nghiệm lên hàng đầu xuất phát từ Bộ Y tế? Mỗi người dân ai cũng phải xét nghiệm, tuỳ theo thành phần có người 3 ngày phải xét nghiệm 1 lần, có người 7 ngày xét nghiệm 1 lần, nếu tránh xét nghiệm thì sẽ cụt đường làm ăn sinh sống. Cho đến nay, có vô số người đã phải chịu hàng chục lần xét nghiệm và đang tiếp tục phải chịu chưa biết đến khi nào thì kết thúc. Chi phí xét nghiệm "gấp đôi, gấp ba lần giá thực tế" đó đang đổ lên đầu người dân "đang rơi vào nghèo đói", vào các doanh nghiệp đang điêu đứng và ngân sách quốc gia, cũng là đổ lên đầu dân. Tôi nói đây là cuộc trục lợi lớn nhất trong lịch sử là vì không một người nào chạy thoát.

Nhiều nhà khoa học, trong cũng như ngoài nước, đã chỉ ra sự không cần thiết của việc xét nghiệm trên diện rộng mà chỉ cần xét nghiệm những người có triệu chứng hoặc những vùng hẹp có nguy cơ cao. Chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng tán thành xét nghiệm càng hẹp càng tốt. Nhưng "chiến lược" xét nghiệm trên diện rộng vẫn cứ được duy trì, chỉ có thể nói là để phục vụ cho cuộc trục lợi tàn bạo này.

Bộ Y tế nói "Giá test xét nghiệm do doanh nghiệp tự công bố và tự chịu trách nhiệm. Các địa phương có thể tham khảo trong triển khai đấu thầu mua sắm. Bộ Y tế hiện không đàm phán cũng như không kiểm soát giá thiết bị y tế này do chưa có quy định" (nguồn đã dẫn). Về hình thức là đúng như vậy, nhưng thực chất có phải như vậy không?

Hãy đọc Công văn số: 6929/BYT-TB-CT ngày 23-8-2021 về "Danh sách các sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm đã được cấp số đăng ký, GPNK kèm thông tin hiệu năng và khả năng cung ứng và giá bán do đơn vị cung ứng công bố (cập nhật lần 7)" tại đây:

LINK: Danh sách các sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm đã được cấp số đăng ký, GPNK kèm thông tin hiệu năng và khả năng cung ứng và giá bán do đơn vị cung ứng công bố (cập nhật lần 7).

Theo đó thì giá những cái kit này đúng là do doanh nghiệp tự công bố, nhưng Bộ Y tế lại gửi đến tất cả các Sở Y tế, các bệnh viện và đơn vị trực thuộc để "chủ động liên hệ, có kế hoạch mua sắm phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế". Công văn trên kèm theo một danh mục không những ghi rõ giá bán mà còn ghi cụ thể đến tên người và số điện thoại liên hệ, chẳng khác gì một tờ quảng cáo sản phẩm. Nhưng một tờ quảng cáo thông thường thì chỉ có tác dụng để khách hàng lựa chọn, còn tờ quảng cáo đặc biệt của Bộ Y tế thì có công dụng ngang với chỉ định thầu.

Một câu hỏi đặt ra là vì sao giá những cái kit trên thế giới rất rẻ mà khi nhập vào Việt Nam lại có giá trên trời? Điều này liên quan đến cơ chế cấp "số đăng ký", mấy chục năm nay cơ chế này đã tạo thế độc quyền cho doanh nghiệp tăng giá thuốc bóc lột tận xương tuỷ người dân mà tôi từng đề cập trên báo Thanh Niên 18 năm trước, nhiều đời Bộ trưởng Y tế đều không đủ khả năng thay đổi. "Lịch sử đen" này tôi sẽ nhắc lại trong một dịp khác.

Nb. Hoàng Hải Vân

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ