Chữ "Đức"...


Thương ghét rõ ràng, việc nào ra việc đó, chửi là chửi mà đã đụng tới chữ nghĩa thời phải nghiêm. Nay bàn về chữ "Đức" cho mấy bậu bạn nghe...

Chữ “Đức” (德) là chữ Hán hiệp thành từ các bộ “xích” (彳) , “thập” (十); “mục” (目); “nhứt” (一); “tâm” (心). Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích: “Đức, thăng dã. Tùng xích thanh”, tạm dịch là: “Đức, cảnh-giới nhờ việc làm tốt mà thăng hoa”.

Vì vậy, “đức” có thể lý giải là đạo-đức của con người, “tâm tánh” (心性) của con người thăng hoa lên trên. Bởi “đức” có ý nghĩa vươn lên tầng thứ cao, cũng là chỉ sốt sắng tu luyện của người tu luyện. “Xích” 彳, ý là đi thong thả. Theo “Thuyết văn giải tự”, “Xích” (彳) giống như 3 khớp xương đùi, bắp chưn, bàn chưn của chưn dưới con người liên kết lại với nhau, ý là đi từng bước nhỏ.

Nhưng bước đi thong-thả trong chữ “đức” (德) này, không phải là chạy, không phải nhảy, không phải đang tản bộ trên đất bằng, cũng không phải đang dậm chưn tại chỗ, mà là từng bước một có in dấu chưn đi lên trên, hướng lên trên.

Phía bên phải của “đức” là “thập-mục-nhứt-tâm” (十目一心). Trước hết nói về chữ “nhứt” (一) trong này. Hiện nay đều lý giải chữ “nhứt” là chữ số 1, cho rằng chữ nhứt chính là đơn giản nhứt. Trên thực-tế chữ số này là phức tạp nhứt. Trong “Thuyết văn giải tự” giải thích đối với chữ này là nhiều nhứt. Vậy “nhứt” (一) ở trong đó được đàm như thế nào?

“Duy sơ thái cực, đạo lập ô nhứt, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật“, (tạm dịch là: Thái-cực, Đạo tối nguơn sơ là được sanh ta từ “nhứt”, sau đó tạo nên trời đất, sanh thành vạn vật). Vậy nên chữ “nhứt” này nó là thủy tổ của vạn vật, là thủy tổ và bổn ngươn của hết thảy mọi thứ. Từ “nhứt” sanh ra Âm-dương, tạo ra Trời đất. Vậy nên một nét ngang này thực tế chánh là tách biệt trời đất, bên trên là trời, bên dưới là đất, còn “thập” (số 10) chính là “bốn mặt tám hướng”.

Vậy nên mọi người sẽ thấy chữ “đức” này rất có ý nghĩa, “thập mục” (十目) bên trên chữ “nhứt” (一) chính nói khắp trời đều là những con mắt. Chữ “tâm” (心) bên dưới chữ “nhứt” đương nhiên chánh là chỉ nhơn-tâm.

Cổ nhơn có một câu nói “trên đầu ba thước có Thần-linh”, “làm chuyện trái với lương tâm ở trong phòng tối, mắt Thần lại thấy rõ như ánh điện”. Chính là nói khắp nơi đều là con mắt của trời, con mắt khắp trời đều đang nhìn xuống mặt đất này. Từ đây có thể thấy người xưa cho rằng cái gì là “đức”? Chính là không kể có người đang dõi nhìn hay không, hành vi của bạn nếu phù hợp với đạo trời, thì mới là “đức” thiệt sự.

Petrus Tran

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ