“Nhiều tiền mà lý tưởng chỉ có kiếm tiền và tiêu tiền... chán lắm. Nó rất nhạt nhẽo.”

Vấn đề là “tâm thần” theo tiêu chuẩn nào? Nếu ông Vũ có chí lớn thì ông sẽ còn găp nhiều kiếp nạn khi đi ngược lại số đông. Những cái ông trải chỉ là bước đầu. Ông thử nghĩ xem trên thế giới này ai khai sơn phá thạch mà không bị làm thịt bởi đám đông mang bánh bao đếm chấm? Nếu những gì ông nói được trích dẫn trong clip này là đúng (chỉ cần 80% là trích dẫn chính xác) thì ông đúng là “tâm thần” trong mắt nhiều doanh nhân khác và nhiều người khác.

Gạt bỏ qua yếu tố đời tư (ở Nhật có hai đối tượng không bị luật bảo vệ quyền riêng tư giới hạn nghiêm ngặt như những người còn lại là quan chức-chính trị gia và người của công chúng) cũng như những gì thuộc về “bếp núc” truyền thông vốn khá phức tạp theo kiểu abcd ở Việt Nam thì câu chuyện về Trung Nguyên rất đáng chú ý. Nó gợi mở rất nhiều vấn đề:

- Phụ nữ và đàn ông làm thế nào để hài hòa sự nghiệp và gia đình? Khi vợ chồng khác nhau trong lý tưởng thì làm thế nào để duy trì hạnh phúc gia đình?

- Mục đích của doanh nhân là kiếm tiền hay là để chấn hưng đất nước, cải tạo xã hội và tạo ra giá trị văn hóa?

- Làm thế nào để truyền tải lý tưởng, giá trị đến đại chúng (ông Vũ nói một ý mà nhiều người khó chịu và nhiều người khác cũng thấy có lý đó là phải đi siêu xe người ta mới tin mình giàu và mới PR tốt cho sách. Thực ra trước kia cả cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Chu Trinh đều phải cố gặt cái bằng phó bảng, giải nguyên hay tiến sĩ gì đó thì “nói đồng bào mới nghe”). Ở Việt Nam có hai thái cực đối với sách và đọc sách: Một là coi chuyện đó vớ vẩn vì không ra tiền. Hai là thần thánh hóa coi nó là cao siêu, bao giờ phải giàu có mới nghĩ đến. Vậy làm thế nào trung hòa chúng để đọc sách là chuyện bình thường như ăn cơm, uống nước? Làm thế nào để xã hội quan tâm tới đọc như quan tâm tới lô, đề?

- Ông Vũ nói ông không bị tâm thần và hé lộ chuyện ông bị giám định tâm thần. Tôi thì nghĩ ông bị “tâm thần” thật! Tôi hiểu cảm giác đó vì chính tôi bị bác tôi bảo là “Điên vì ngộ chữ” ở ngay trong mâm cơm ngày tết tại nhà tôi. Bác tôi nói thật đấy vì ông ấy tốt không có ác ý gì. Chứ tôi biết nhiều người khác đã và đang nhìn tôi như thế nhưng họ nói bằng ánh mắt, thái độ hay sau lưng chứ không nói như bác tôi.

“Cà Phê Thứ Bảy” một hình thức trao đổi, giao lưu văn hoá được Trung Nguyên đỡ đầu

Vấn đề là “tâm thần” theo tiêu chuẩn nào?

Nếu ông Vũ có chí lớn thì ông sẽ còn găp nhiều kiếp nạn khi đi ngược lại số đông. Những cái ông trải chỉ là bước đầu. Ông thử nghĩ xem trên thế giới này ai khai sơn phá thạch mà không bị làm thịt bởi đám đông mang bánh bao đếm chấm?

Nếu những gì ông nói được trích dẫn trong clip này là đúng (chỉ cần 80% là trích dẫn chính xác) thì ông đúng là “tâm thần” trong mắt nhiều doanh nhân khác và nhiều người khác.

Chả quen biết gì ông, cũng chẳng có cảm tình gì đặc biệt hay ghét ông nhưng thấy chuyện doanh nghiệp tham gia vào đời sống xã hội ở Nhật là rất thường nên bình loạn chút.

Chúc ông hạnh phúc với lý tưởng của mình và có cống hiến cho xã hội.

Nhiều tiền mà lý tưởng chỉ có kiếm tiền và tiêu tiền... chán lắm. Nó rất nhạt nhẽo.
CÀ PHÊ THỨ BẢY là một chuỗi Quán được thành lập bởi dự án hợp tác giữa nhạc sĩ Dương Thụ (tác giả dự án - Giám đốc điều hành) và tập đoàn TRUNG NGUYÊN trên tinh thần phi lợi nhuận nhằm khôi phục lại tinh thần văn hóa của cà phê đáp ứng nhu cầu giao tiếp của những người yêu thích và am hiểu văn hóa, những người có nhu cầu trao đổi, kết nối và sáng tạo.


Người có học hay mê đọc sách mà lên núi cao, rừng sâu đọc một mình rồi thích thú với cái sự đọc một mình cũng thế! Ông nghiên cứu cái gì thì ông phải bày ra, phải góp cho xã hội tốt lên chứ. Ông lại cứ đi kiếm lời khen từ người chẳng hiểu gì từ việc mình làm hay kiếm huy chương thì cũng...chán và vớ vẩn.

Chỉ xin góp ý là ông nên tìm người nào có hiểu biết sâu để chọn sách rộng hơn, tốt hơn thay vì chỉ có sách dạy trực tiếp cách làm giàu ví dụ sách về từ điển triết học, lịch sử triết học, lịch sử phát triển phong trào xã hội...

P.S . Vụ ông Vũ biện luận cafe đạo là đúng đấy! Nội dung thế nào thì xét sau nhưng là cái gì cũng phải nâng tầm nó lên thành tuyệt đỉnh, thành đạo, thành nghệ thuật mới được. Nếu không mãi mãi chỉ là bán thô hời hợt mà thôi (Hôm qua tôi xem một cơ sở hủ tiếu sản xuất cho khách xem thì thấy để làm được như Nhật còn rất xa và phải cải tiến rất nhiều).

Nguyễn Quốc Vương

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ