Quê là chuẩn mực chăng?


VTV1 đang phát một chương trình gì đó về làng quê đồng bằng Bắc Bộ - Làng Nôm. Đồng nát thì về làng Nôm, ngôi làng xưa thuộc xứ Kinh Bắc nay thuộc về Hưng Yên.

Nghe thấy có vẻ tinh thần của bài phóng sự, kí sự văn hóa này là lấy “quê” làm chuẩn mực mà quy chiếu tất cả về đây. Cứ cái gì không phù hợp với “quê” là bác bỏ!

Thôi thì tùy lòng các nhà làm phim cùng những người phụ trách truyền bá thông tin.

Tôi chỉ thấy có một khuôn hình và lời bình kèm theo thế này:

Khuôn hình: những em bé khoảng 7 - 10 tuổi ngồi chơi trò hình như là đấu nhị hoa, tức là lấy hai cái nhị hoa hình giống hai cái móc câu rồi ngoặc vào nhau xem cái nhị nào bị đứt, đại thể nói hơi giống với chơi chọi cỏ gà.

Lời bình (đại ý): Chiều chiều những đứa trẻ trong làng vẫn chơi những trò chơi ngày trước. Dường như chúng không biết đến những trò chơi điện tử đang tràn ngập nơi phố thị...

Rồi gì nữa nhỉ bước chân về đây, bên trong cổng làng thời gian như dừng lại cái không khí cổ xưa với những phong tục tập quán ngàn đời....

Đại thể là thế.

Tôi không muốn bình luận gì hết bởi cái tinh thần hoài cổ, hiếu cổ thì không phải bây giờ nó mới có! Chỉ có điều năm 2018 sắp hết mà cái tinh thần ấy vẫn giữ nguyên như thời lãng mạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX thì nó... quê quá!

Các nhà lãng mạn cự tuyệt là cự tuyệt cái chất văn xuôi tầm thường dung tục của nền văn minh cơ khí máy móc! Nhưng mặc các nhà lãng mạn văn minh đô thị nó cứ phát triển rầm rộ. Và những mặt trái của nó sẽ được khắc phục chứ cái ngày xưa chẳng bao giờ trở lại nữa.

Thế mới thấy người Việt mình hiếu cổ đến mức nào.

Lâu lắm rồi tôi đã nghe một nhà nghiên cứu khẳng định: Người Việt tiếp thu Nho giáo từ Trung Hoa nhưng về căn bản là tiếp thu vào cái phần lạc hậu nhất, hủ bại nhất.

Với văn minh phương Tây cũng thế. Cái tinh thần Dân chủ, Nhân văn, Tiến bộ thì không mà chỉ tiếp thu những gì là lạc hậu hoặc đã trở thành lạc hậu.

Thành ra, ở nơi phát sinh nó đã bị con người tẩy chay, giã từ còn ở ta thì vẫn rưng rưng cảm xúc, nâng niu như báu vật.

Đúng là tư cách học trò.

Anh Paul Nguyễn Hoàng Đức gọi đích đáng là tư cách nô tài!

Đặng Tiến

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ