Cây nêu, biểu tượng của Vũ trụ giáo

Chúng ta có thể hiểu sâu hơn về đức tin của người Jrai, khi họ đặt Thập Giá Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần trên đỉnh cao nhất, chính là họ tin chính Chúa Trời mới là Đấng tối cao của các loại thần thánh mà từ ngàn xa xưa cha, ông họ đã tôn thờ. / Điều này là một dấu chỉ tuyệt vời, xin cảm ơn cha Nguyễn Công Minh đã dấn thân với các dân tộc anh em và đưa họ về với hành trình nhận biết Thiên Chúa và cũng cố đức tin của họ. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=10156861214859917&id=794494916
Cây nêu, biểu tượng của Vũ trụ giáo
Cây nêu, biểu tượng của Vũ trụ giáo

Trong tất cả các tôn giáo, Vũ trụ giáo là tôn giáo được xem như lâu đời nhất, Ấn giáo chỉ là di duệ, Brahma được coi là tối cao thần tổ. Brahma có một khuôn mặt chính là lửa thái dương. Brahama có vợ là thần nước Saraswati mang nòng âm.

Trong tiếng Việt ta hay nói “dội nước sối sả, hay xả nước...” chính là biến âm của Saras.

Theo truyền thuyết Brahma sau khi sanh con rồi thì về hưu không còn màng tới việc cai quản, điều hành việc thế giới nũa. Vì vậy Brahma thường chỉ được coi là một biểu trưng, ít được thờ phượng hơn hai vị thần con là Vishnu và Shiva. Do đó Vishnu và Shiva nhiều khi được cho là đấng tạo hóa thay cho Brahma.

Đối với người Champa, Linga và Yoni và hai linh vật biểu tượng âm dương của thần Vishnu và Shiva.

Nhiều dân tộc anh em trong đó có tộc Jrai, họ nói thứ ngôn ngữ cổ Nam Đảo của Malay và cùng thờ Viêm Đế Nông là thần nước Saraswati (con rắn) và Viêm Đế Dương thần lửa mặt trời là Brahama (chim lửa). Tương ứng với truyền thuyết Việt Nam là Lạc Long Quân mang thú biểu là Rắn Nước nòng âm và Âu Cơ mang thú biểu là chim mỏ cắt mà ta hay thấy trên trống đồng ngọc lũ, nòng dương lửa mặt trời.

Họ tin người đàn bà chính là nguyên Khởi của sự sống được sinh ra từ cây đa mang hình bóng Cây sinh tạo (Cây nêu).

Như vậy, ta thấy cây nêu là linh biểu chung của nhiều sắc tộc khởi nguồn từ Vũ trụ giáo, trên cây nêu có hình 4 con rắn tượng trưng cho thần Saraswati theo truyền thuyết có 4 đầu và biểu tượng chim lửa là thú biểu của thần Brahma, mỗi gia đình đều thờ cây nêu và họ tin các thần sẽ đem lại may mắn, đem lại mưa thuận gió hoà và đặc biệt là trừ các loại tà ma, quỷ ám.

Có lẽ tại nhà thờ Ia Dreng - Pleiku với hầu hết là người dân tộc Jrai, nơi đây là nhà thờ duy nhất tại Việt Nam trên cung Thánh có trưng cây nêu với đầy đủ thú biểu của Vũ trụ giáo, nhưng điều đặc biệt hơn hết là trên đỉnh của cây nêu ta thấy có Thánh Giá và Chim Bồ Câu, biểu tượng của Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần.

Như vậy có thể hiểu sâu hơn về đức tin của người Jrai, khi họ đặt Thập Giá Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần trên đỉnh cao nhất, chính là họ tin chính Chúa Trời mới là Đấng tối cao của các loại thần thánh mà từ ngàn xa xưa cha, ông họ đã tôn thờ.

Điều này là một dấu chỉ tuyệt vời, xin cảm ơn cha Nguyễn Công Minh đã dấn thân với các dân tộc anh em và đưa họ về với hành trình nhận biết Thiên Chúa và cũng cố đức tin của họ.

Nguyễn Long
Bài về chủ đề Tôn giáo-Tâm linh:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ