Rác về

Từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu, phế liệu tràn về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Rất nhiều container về đến cảng, không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật về phế liệu của Việt Nam nên được coi là rác thải, phải tái xuất. Chi phí quá cao, nhiều chủ hàng bỏ hàng, rác đọng ở cảng... Làm bác sĩ, cẩu thả chút thôi là chết một mạng người. Làm luật, cẩu thả chút thôi là chết cả ngàn người.

Từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu, phế liệu tràn về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Rất nhiều container về đến cảng, không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật về phế liệu của Việt Nam nên được coi là rác thải, phải tái xuất. Chi phí quá cao, nhiều chủ hàng bỏ hàng, rác đọng ở cảng.

Chuyện này không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện cả chục năm trước. Năm 2014, soạn Luật Bảo vệ môi trường, Quốc hội đưa ra chính sách yêu cầu các lô hàng phế liệu nhập khẩu phải được ký quỹ. Nếu hàng không đáp ứng quy chuẩn và chủ hàng bỏ hàng thì Nhà nước dùng tiền ký quỹ ra để xử lý.

Những tưởng chính sách đó là ổn, nhưng một lỗi ngớ ngẩn khi làm Nghị định 38 đã khiến tất cả đổ sông đổ bể.

Đáng lẽ ra, Nghị định phải yêu cầu chủ hàng khai báo và ký quỹ trước khi hàng qua mạn tàu xuống cảng. Như vậy thì tiền ký quỹ mới có ý nghĩa.

Nhưng không hiểu sao, người soạn Nghị định lại yêu cầu ký quỹ trước khi thông quan. Và cũng không hiểu sao một quy định ngớ ngẩn như vậy lại lọt được qua bao nhiêu tầng góp ý, thẩm định, thẩm tra, để rồi ký ban hành.

Ký quỹ trước khi thông quan, tức là có thể ký quỹ sau khi hàng đã xuống cảng và tàu đã đi mất. Thử hỏi, khi đó, nếu người ta không ký quỹ mà bỏ hàng, thì lấy tiền đâu ra để xử ký đống rác ở cảng đó. Ký quỹ sau khi hàng đã xuống cảng, tức là đã vào lãnh thổ Việt Nam (dù chưa qua hải quan) thì làm gì có ý nghĩa gì?

Thật tình đến giờ mình vẫn không hiểu vì sao lại có một cái lỗi ngớ ngẩn vậy.

Làm bác sĩ, cẩu thả chút thôi là chết một mạng người. Làm luật, cẩu thả chút thôi là chết cả ngàn người.

Nguyễn Minh Đức
Bài về pháp luật:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ