Hiến pháp nào?

Tính độc lập của làng là rõ ràng. Nó thể hiện trong câu tục ngữ: “Phép vua thua lệ làng”, “Quan có cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang”. Nó còn thể hiện trên việc làm ví dụ như một lần người ta phát hiện ra một lý trưởng ở làng kia, đảm nhiệm chức vụ đã 30 năm mà mới có 30 tuổi. Thì ra để tránh phiền hà hành chính, tránh phải chạy chọt, đút lót với quan trên, không phải chi phí cho việc bầu lý trưởng, làng quyết định cứ để ông lý trưởng cũ giữ nguyên chức...

Ai cũng đồng ý việc đầu tiên là phải có một bản Hiến pháp. Nhưng một bản Hiến pháp như thế nào? Một cơ chế nào để cho nó hoạt động và sống mãi?

Bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới đó là Hiến pháp của Hoa Kỳ, tại sao nó lại giữ 2 kỷ lục là ngắn nhất thế giới, chỉ hơn 4.000 từ, và, tồn tại lâu nhất thế giới cho đến nay vẫn chưa thay đổi? Ta biết rằng mỗi một Tiểu bang của Mỹ có một Hiến pháp riêng, khi lập quốc với 13 Tiểu bang và 13 bản Hiến pháp rồi Hiến pháp của Liên bang mới được soạn thảo. Vẫn tiếp truyền thống đó, hiện nay Hoa Kỳ có 51 tiểu bang và 51 bản Hiến pháp. Làm sao để đảm bảo quyền lợi của tiểu bang mà vẫn không làm mất đi sự thống nhất của quốc gia? Hiến pháp Hoa Kỳ không phải là bất biến nhưng nó cũng không được phép sửa đổi bởi quyền lực chính trị. Nó là một công trình đứng riêng, chỉ có thể được thay đổi theo nguyện vọng của nhân dân theo những hình thức được định sẵn, thậm chí cả những dự kiến đã có sẵn.

Tại sao lại có thể tham khảo về hệ thống chính trị của Mỹ để soạn thảo Hiến pháp? Ta sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên khi so sánh chế độ tản quyền làng xã của Việt Nam “Làng và Nước” với mô hình chính trị Tiểu bang - Liên Bang của Hoa Kỳ.

Từ cách độc lập để bảo vệ quyền lợi của một cộng đồng nhỏ, đến cách giải quyết những xung đột khi quyền lợi của cộng đồng này xung đột với cộng đồng khác hoặc xung đột với quyền lợi quốc gia. Kể cả việc “triều đình” không can thiệp sâu vào cộng đồng, “phép vua thua lệ làng” hay một hiện tượng thú vị ít người chú ý đó là sự “hỗn loạn, nhốn nháo” của mỗi kỳ bầu cử. Người ta dùng mọi thủ đoạn, mọi âm mưu, kể cả những cách không đẹp, mạt sát đối thủ vv… tất cả như lên đồng, quên hết mọi nghĩa vụ chung chỉ nhằm mục đích là thắng cử. Nhưng khi mọi việc đã xong, mặt biển ầm ào bão tố bỗng lại trở thành cái hồ yên bình chỉ còn lao xao vài con sóng nhỏ cho đến kỳ bầu cử lần sau.

Chúng ta đang thiếu một cơ chế ở tầm vĩ mô, không phải là tam quyền phân lập quá duy lý như châu Âu, nhưng cũng không được quá duy tình dẫn đến độc tài kiểu cha truyền con nối. Hệ thống tư pháp đặc biệt của Hoa Kỳ đáng để học hỏi, với hệ thống tòa án ở tiểu bang, rồi tòa án tối cao liên bang, cách để chọn ra một tổng thống vv…tất cả những thứ tưởng chừng như quá rắc rối đó thật ra rất thông minh, nó cố gắng để không xâm phạm quyền tự do cá nhân nhưng cũng đủ biện pháp để cái tự do đó không đi đến quá đà ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia, những nghiên cứu tỉ mỷ phải dành cho các nhà Luật học, nhưng có một điều ai cũng nhận thấy, hệ thống chính trị đó hướng tới mục đích tối thượng đó là: “Quyền Con Người”.

Không đâu như nước Mỹ, người nào cũng có quyền kết tội các công chức trước các quan tòa bình thường, và, tất cả các quan tòa đều có quyền kết án các công chức, điều đó là bình thường. Tham nhũng khó mà tồn tại.

Ta thử đọc một nhận xét của một người châu Âu về làng Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20:

“Làng là một cộng đồng tự trị, tự giải quyết những mâu thuẫn giữa các thành viên, tự thu lấy thuế cho nhà nước. Nhà nước không có việc với công dân mà với xã, một khi xã đã hoàn thành các nghĩa vụ với nhà nước nó có thể tự cai trị một cách tự do.

Tính độc lập của làng là rõ ràng. Nó thể hiện trong câu tục ngữ: “Phép vua thua lệ làng”, “Quan có cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang”. Nó còn thể hiện trên việc làm ví dụ như một lần người ta phát hiện ra một lý trưởng ở làng kia, đảm nhiệm chức vụ đã 30 năm mà mới có 30 tuổi. Thì ra để tránh phiền hà hành chính, tránh phải chạy chọt, đút lót với quan trên, không phải chi phí cho việc bầu lý trưởng, làng quyết định cứ để ông lý trưởng cũ giữ nguyên chức nhưng công việc giao cho người khác, người mới vẫn giữ tên của người tiền nhiệm. Nói chung làng không bao giờ hào hứng cho cấp trên biết tình hình thực của mình.

Tính độc lập còn thể hiện ở sự giao hiếu giữa những làng ở cạnh nhau và đôi khi ở xa nhau, gọi là “đạo hảo” hay “giao hiếu”. Các làng tự động tổ chức để hỗ trợ lẫn nhau, tổ chức an ninh tập thể và giải quyết các tranh chấp mà không đưa lên nhà chức trách. Các làng giao hiếu không bao giờ kiện tụng nhau, cùng bỏ tiền xây dựng trường học. Khi làng giao hiếu có hỏa hoạn, bão lụt, bệnh dịch thì các làng khác phải giúp đỡ bằng tiền, lương thực, gia súc và dụng cụ.”

Nghiên cứu này còn ghi chép tỉ mỷ cách tổ chức hội đồng kỳ mục trong làng, cách bầu cử, vai trò quan trọng của một nhân vật được gọi là “Tiên chỉ” đứng đầu “hội tư văn”, không bao giờ bị bãi miễn dù ông ta có hoặc không tham gia vào hội đồng kỳ mục của làng. Cách làng "tự cai trị" v.v...

Thực dân Pháp tất nhiên không thích điều này, họ đã tàn phá một phần, phần còn lại thì chủ nghĩa Mác-Lê-Mao phá nốt.

Đọc lại một bản “Hiến pháp làng” mà tiếc nuối :

“Nếu ta thường nghe nói rằng phải đến sống tại những làng có đạo lý, phải chăng trong các làng đó đã tồn tại tình huynh đệ giữa dân làng? Phải chăng dân làng đó thường giúp nhau và bảo vệ lẫn nhau? Trong làng ta cũng vậy, cư dân thuần hậu nhưng vì phong tục biến đổi theo thời đại, sợ rằng một ngày kia các thế hệ hậu sinh sẽ đánh mất những thuần phong mỹ tục của làng ngày nay nên chúng tôi lập ra những quy ước sau đây…”.

Ngô Nhật Đăng
Bài về chủ đề lịch sử, truyền thống:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ