Màn hình tạo ra một thế hệ thờ ơ và vô cảm

Có một nghịch lý hiện nay phần lớn trẻ em nhà nghèo và nhà trung lưu được nuôi dạy từ những màn hình (smartphone, laptop, tablet, v.v.); trong khi những đứa trẻ của tầng lớp thượng lưu như ở Silicon Valley, quay trở lại với đồ chơi sáng tạo bằng gỗ và sự giàu có về tinh thần, thông qua sự tương tác của cha mẹ chúng. / Nhà tâm lý học Richard Freed, người đã viết một cuốn sách về sự nguy hiểm của màn hình, thời gian cho trẻ em và cách kết nối chúng trở lại với trải nghiệm thế giới thực. Trẻ em nhà giàu bắt đầu xa rời màn hình iPhone, iPad.

Có một nghịch lý hiện nay phần lớn trẻ em nhà nghèo và nhà trung lưu được nuôi dạy từ những màn hình (smartphone, laptop, tablet, v.v.); trong khi những đứa trẻ của tầng lớp thượng lưu như ở Silicon Valley, quay trở lại với đồ chơi sáng tạo bằng gỗ và sự giàu có về tinh thần, thông qua sự tương tác của cha mẹ chúng.

Trẻ em nhà giàu bắt đầu xa rời màn hình iPhone, iPad.
Trẻ em nhà giàu bắt đầu xa rời màn hình iPhone, iPad.

Theo nghiên cứu của Common Sense Media, một cơ quan giám sát phương tiện phi lợi nhuận cho biết, trẻ vị thành niên gia đình có thu nhập thấp sử dụng màn hình để giải trí trung bình tám giờ và bảy phút mỗi ngày, trong khi những người có thu nhập cao hơn dành năm giờ và 42 phút. (Nghiên cứu này tính riêng từng màn hình, do đó trẻ em nhắn tin trên điện thoại và xem tivi trong một giờ được tính là hai giờ sử dụng màn hình).Hai nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, trẻ em da trắng tiếp xúc màn hình ít hơn trẻ em gốc Phi và Mỹ Latinh.

Nhà tâm lý học Richard Freed, người đã viết một cuốn sách về sự nguy hiểm của màn hình, thời gian cho trẻ em và cách kết nối chúng trở lại với trải nghiệm thế giới thực. Ông là người đầu tiên nói với cha mẹ rằng, việc hạn chế thời gian sử dụng màn hình có thể giúp giải quyết các vấn đề về sự chú ý và hành vi. Ông đặc biệt lo lắng về cách mà các nhà tâm lý học làm việc cho các công ty này, đã gia tăng các công cụ gây nghiện một cách chóng mặt khi họ nghiên cứu hành vi tiêu dùng, nhằm giúp cho các công ty này tìm cách thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến sự quan tâm chú ý của của con người hơn nữa qua những chương trình như YouTube autoplays video, Instagram, Snapchat streaks.

Tại Việt Nam, xu hướng này đang dần đi vào nhà trường, nhất là ngày càng nhiều trường học trang bị máy chiếu và màn hình cho các lớp học. Chưa kể bắt đầu cho tiến trình đưa giáo trình hay sách giáo khoa điện tử vào những năm học tới, khi bắt đầu chương trình cải cách. Vì vậy, trẻ em thành phố hầu hết đều phải sử dụng máy tính bảng để học và là bắt buộc.

Nhiều cha mẹ lúc đầu hồ hởi cho rằng đó là một bước tiến mới của học đường với công nghệ kỹ thuật cao đuổi kịp thế giới.Nhưng chính thế giới cho thấy đó là một sai lầm. Một đứa trẻ hiện nay đã để dành quá nhiều thời gian với các màn hình máy tính, đến máy tính bảng và tivi, vì thế ở tuổi cấp 3 nhiều đứa trẻ đi về và chôn vùi trong góc máy tính của nó. Những đứa trẻ nhỏ hơn cầm remote tivi ngay khi bước vào nhà.Cha mẹ cầm smartphone, thay vì đưa chúng đi chơi, ra công viên hay cùng chúng đọc sách.

Cảnh báo của bài viết trên The NYT của ký giả Nellie Bowles ngày 26/10/2018 cho thấy, sự thờ ơ và vô cảm của thế hệ sau này bắt nguồn từ việc chúng hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc từ những màn hình đem lại. Vì vậy, chỉ có cha mẹ, người thân của chúng mới có thể kéo chúng ra khỏi thế giới người máy đó, giúp chúng hoàn thiện là một con người bằng sự quan tâm, chăm sóc và đưa chúng trở lại với thế giới tự nhiên. Hiện tại, cũng đã có một số gia đình ở Việt Nam không mua sắm tivi và các phương tiện kỹ thuật số. Chỉ cha mẹ dùng máy vi tính để làm việc. Họ cho rằng chính tivi làm hư con mình, chứ không phải xã hội bên ngoài, thậm chí họ khuyến khích trẻ nhỏ chạy nhảy, nghịch đất cát và giao tiếp với càng nhiều người càng tốt.

Chúng ta đi chậm, cũng là một cách nhìn lại, chỉ mong sao không dẫm lên vết xe đổ của người đi trước, bằng cách tìm thế cân bằng, miễn sao cho trẻ được hạnh phúc bằng trái tim của con người, chứ không phải từ cái máy.

Nguyễn Trần (theo TGTT)

Bài về chủ đề Trẻ em:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ