Không biết, không hiểu nghệ thuật Công giáo, là một khiếm khuyết lớn...

Nhiều người nói, tôi không theo đạo Công giáo, tôi không cần biết về nghệ thuật Công giáo...! Thật nhầm! Nghệ thuật phương Tây, ít nhất từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 18, gần như chồng khít với nghệ thuật Công giáo. Nếu không quan tâm đến nghệ thuật Công giáo, thì coi như đã có một lỗ hổng rất lớn trong hiểu biết về nghệ thuật phương Tây. Source: fb.com/nguhuart2012/posts/2000362030031535
Không biết, không hiểu nghệ thuật Công giáo, là một khiếm khuyết lớn...
Không biết, không hiểu nghệ thuật Công giáo, là một khiếm khuyết lớn...

Nhiều người nói, tôi không theo đạo Công giáo, tôi không cần biết về nghệ thuật Công giáo...!

Thật nhầm!

Nghệ thuật phương Tây, ít nhất từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 18, gần như chồng khít với nghệ thuật Công giáo. Nếu không quan tâm đến nghệ thuật Công giáo, thì coi như đã có một lỗ hổng rất lớn trong hiểu biết về nghệ thuật phương Tây.

Chưa kể, ngay từ khởi thuỷ, nghệ thuật Công giáo đã mang tính toàn cầu. Nếu tìm hiểu sâu vào nghệ thuật Công giáo, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu quá trình “biểu tượng hóa” của tư duy thị giác đến quá trình “hiện thực hóa” và “lãng mạn hóa” theo cái nhìn tự nhiên, đến quá trình “siêu hình hóa” theo cái nhìn văn hóa v.v… đã diễn ra như thế nào, và sự tương tác, hòa trộn của chúng trong thực tế ra làm sao trong không gian xã hội đương đại. Đây là cơ hội giúp giải phóng tầm nhìn, mở rộng các đường biên của tâm thức v.v... Không hiểu những điều này, chúng ta sẽ không thể đào sâu vào sự vận động, phát triển của ngôn ngữ nghệ thuật. Nó gần như đồng nghĩa với việc chúng ta trở nên mù...

UPDATE: Đăng bài rồi, đọc lại, tôi giật mình: Thực tế là ở Việt Nam bây giờ, cũng chẳng có mấy người Công giáo — kể cả hàng giáo phẩm — thực sự có hiểu biết về nghệ thuật Công giáo...!

Nguyễn Hưng

Bài về chủ đề Hội hoạ-Nhiếp ảnh:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ