Tám mươi năm — Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trong những tháng ngày này, người dân Tây Tạng sống rải rác trên thế giới đang chuẩn bị tâm hồn để kỷ niệm 80 năm kể từ ngày cậu bé trong hình dưới đây được công nhận là vị Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Ở ngay Tây Tạng thì nhà cầm quyền Trung Cộng đang làm mọi cách để ngăn cấm người dân tổ chức cuộc kỷ niệm này dưới bất cứ hình thức nào. Sáng nay tôi tìm trên mạng, ôn lại tiểu sử của Người. Nhưng những điều muốn nhớ và muốn suy ngẫm lại nhất thì tôi đã được đọc hồi còn trong nước, trong mấy cuốn sách mà giờ không nhớ rõ tựa. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=2048075092150643&id=100008445160429
Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc 4 tuổi tại Tu viện Kumbum ở Ambo, miền Đông Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc 4 tuổi tại Tu viện Kumbum ở Ambo, miền Đông Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc 4 tuổi tại Tu viện Kumbum ở Ambo, miền Đông Tây Tạng.

Trong những tháng ngày này, người dân Tây Tạng sống rải rác trên thế giới đang chuẩn bị tâm hồn để kỷ niệm 80 năm kể từ ngày cậu bé trong hình dưới đây được công nhận là vị Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Ở ngay Tây Tạng thì nhà cầm quyền Trung Cộng đang làm mọi cách để ngăn cấm người dân tổ chức cuộc kỷ niệm này dưới bất cứ hình thức nào.

Sáng nay tôi tìm trên mạng, ôn lại tiểu sử của Người. Nhưng những điều muốn nhớ và muốn suy ngẫm lại nhất thì tôi đã được đọc hồi còn trong nước, trong mấy cuốn sách mà giờ không nhớ rõ tựa.

Nhờ một “ơn tri kiến” lạ lùng nào đó mà những vị lãnh đạo tôn giáo (và đồng thời cả chính trị) của Tây Tạng đã cảm nhận trước tai hoạ mất nước sắp đến. Chính “cảm nhận” này cũng đã đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 chọn lựa rời Tây Tạng đi lưu vong.

Nhưng ngay cả trước khi xảy ra biến cố Tây Tạng bị Trung Cộng chiếm đóng (1959) khá lâu, một số vị sư Tây Tạng đã được “phái đi”, để rao giảng Phật Giáo Mật Tông ra khắp thế giới. Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, là một trong những khu vực mà các vị “tông đồ” này đã đến.

Có gì đó tương tự như biến cố quốc gia Israel cổ sụp đổ trước gót giày sắt của đế quốc Roma. Chính lúc Israel bị hoàn toàn xoá sổ, thì cũng là lúc Kitô giáo bắt đầu lan toả ra khắp đế quốc Rôma và cuối cùng chinh phục cả đế quốc này. Phật giáo Tây Tạng cũng vậy, giờ đây đã lan toả ra khắp thế giới!

Sức mạnh tâm linh thì không bạo chúa hay quyền lực “thế gian” nào có thể dập tắt nổi. Sức mạnh tâm linh cũng không để mình bị giam cầm trong bất cứ chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa giai cấp nào.

Khi các thứ quyền lực thế gian phá bung các biên giới lãnh thổ và quốc gia, thì rốt cuộc, sức mạnh tâm linh, sức mạnh của Chân-Thiện-Mỹ lại hàn gắn nhân loại lại thành một đại gia đình!

Hồng Hà
Bài về chủ đề Tôn giáo-Tâm linh:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ