Trước nạn virus Vũ Hán: Người Công giáo nên làm gì?

Trước nạn virus Vũ Hán: Người Công giáo nên làm gì? Lời khuyên từ thầy phó tế, và cũng là chuyên viên về các bệnh truyền nhiễm, Tim Flanigan. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với tiến sỹ Timothy Flanigan, giáo sư y khoa tại Brown Medical School và chuyên viên về các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện The Miriam và Rhode Island, đồng thời cũng là thầy phó tế của giáo phận Providence, từng tình nguyện đến phục vụ tại Liberia nhiều tháng trong dịch ebola.

Lời khuyên từ thầy phó tế, và cũng là chuyên viên về các bệnh truyền nhiễm, Tim Flanigan.

Virus Vũ Hán (COVID-19) tiếp tục gây nhiễm cho ngày càng nhiều người trên khắp thế giới, và trong khi khoa học tìm kiếm cách thức để hạn chế sự lây lan của virus này trước khi nó dẫn tới một thảm hoạ đại dịch, trong tư cách là người tín hữu Công giáo, chúng ta tự hỏi, mình phải làm gì đây. Có hai cấp độ cho câu hỏi này: một liên quan đến những chỉ dẫn an toàn (safty guideline) mà chúng ta cần tuân thủ, và hai liên quan đến trách nhiệm Kitô hữu của chúng ta, khi đối diện với bệnh dịch vẫn còn nhiều bí hiểm này.

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với tiến sỹ Timothy Flanigan, giáo sư y khoa tại Brown Medical School và chuyên viên về các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện The Miriam và Rhode Island, đồng thời cũng là thầy phó tế của giáo phận Providence, từng tình nguyện đến phục vụ tại Liberia nhiều tháng trong dịch ebola.


Chúng ta hãy bắt đầu với một câu hỏi mà độc giả nào cũng muốn đặt ra cho thầy: Chúng ta cần phải cư xử ra sao trước dịch virus Vũ Hán? Đâu là các quy tắc về vệ sinh, sức khoẻ mà chúng ta cần tuân theo?

Virus này lây lan theo cách giống như bệnh cúm. Khi dịch đang bùng phát, chúng ta không nên bắt tay, hôn hít, nhưng nên cười, cúi đầu chào thân thiện, nhưng không được đụng chạm. Nếu ai bị ốm bệnh liên quan đến đường hô hấp, họ nên ở nhà cho đến khi ổn định hơn. Các loại cảm cúm thông thường và các loại virus khác khiến cho tình huống trở nên phức tạp hơn, do vậy, tốt nhất không nên để mình bị mắc phải các chứng bệnh về hô hấp trong thời gian dịch bùng phát này. Sinh hoạt chung vẫn ổn, nhưng tốt nhất nên tránh tụ tập đông người và ở cự lỵ gần. Giữ khoảng cách 1 mét với người khác, được gọi là "giữ khoảng cách xã giao", và việc giữ khoảng cách như vậy, đã được chứng minh là giúp giảm mức độ lây lan của các loại virus gây các bệnh về đường hô hấp.

Theo thầy, vị giám mục nên áp dụng ở chừng mực nào, các biện pháp tránh lây lan virus Vũ Hán trong cách thánh đường thuộc giáo phận của ngài?

Ngay lúc này nên khuyến cáo, dừng lại ngay việc hiệp lễ dưới hình rượu. Các bí tích là rất, rất quan trọng trong những thời khắc khủng hoảng. Các bí tích có thể được phân phát một cách an toàn. Bánh Thánh Thể có thể được trao cho một người vào lòng bàn tay, và không có sự đụng chạm da thịt trực tiếp. Đây là lúc tránh bắt tay chúc bình an. Chúng ta có thể chào chúc nhau bằng một nụ cười thật tươi, nhưng không nên bắt tay. Chúng ta nên cười thật tươi, tươi tắn gấp đôi mọi khi. Chúng ta nên giúp đỡ những người khác. Trong thời gian khó khăn này, chúng ta có thể ghé thăm những người đang gặp phải khó khăn tài chính hoặc bị cô lập về mặt tương quan xã hội. Mấu chốt là tránh đụng chạm, thường xuyên rửa tay đúng cách, và giữ cự ly ít nhất một sải tay.

Hãy nói về các y bác sỹ và bệnh viện Công giáo. Họ có thể làm chứng về đức tin như thế nào giữa con khủng hoảng dịch bệnh hiện nay? Đâu là điều nên được nhắc tới thêm nữa về họ?

Các bác sỹ và các nhân viên chăm sóc sức khoẻ, và nhất là của các y tá, chứng tá của họ thật tuyệt vời. Tôi tin rằng, thiên đàng sẽ có rất đông các y tá. Có lẽ cũng có một số bác sỹ ở đó nữa, nhưng tôi nghĩ, đó là do các y tá đã xin với Chúa rằng, "Chúa ơi, Chúa có thể cho họ vào cũng được ạ..." Các y tá đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ. Họ là những người hùng, và họ rất quả cảm.

Theo thầy, người ta nên có được những hiểu biết như thế nào về dịch bệnh này? Thầy có nghĩ là các phương tiện truyền thông đã thật sự giúp đỡ cho các cộng đồng hiểu và đối mặt với thứ virus này một cách hiệu quả?

Các phương tiện truyền thông có thể trở thành một lợi khí rất quan trọng, trong việc giúp công động ngăn chặn, không để bùng phát, lây lan các dịch bệnh gây ra do virus. Thế nhưng truyền thông cũng có thể trở thành đồng minh rất tai hại của virus, khi thông tin đưa ra không chính xác hoặc hời hợt. Thứ virus là các tin giả thì cũng nguy hiểm như là virus Vũ Hán vậy. Đây là vấn đề mang tính sống còn. Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) là những nguồn thông tin rất tốt, chúng ta nên theo dõi thường xuyên.

Khi dịch bệnh đã thực sự trở thành một nguy cơ như thế này, cộng đoàn Công giáo có thể có cách thức giúp đỡ ra sao, đối với những anh chị em dễ bị tổn thương nhất (chẳng hạn những người vô gia cư, người lớn tuổi)?

Trong hai ngàn năm đã qua, Giáo hội Công giáo đã trợ giúp cho những anh chị em thiếu thốn, khó khăn nhất. Các bệnh viện đã được lập ra là do các đan viện. Là Giáo hội, chúng ta vẫn cung cấp các trợ giúp, trong khi những người khác thì tháo chạy. Điều này sẽ vẫn được tiếp tục trong thời buổi hôm nay.

Nhà xã hội học người Mỹ, Rodney Stark, tác giả của cuốn The Rise of Christianity (1996), đã giải thích tại sao, trong các thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, giữa các cơn đại dịch, các Kitô hữu lại có lối hành xử quả cảm, cương quyết như thế: họ không tháo chạy khỏi các thành phố như người ngoại, họ không rời bỏ những người khác, nhưng được đức tin thúc đẩy, họ thăm viếng và trợ giúp tha nhân, cùng nhau cầu nguyện, và chôn cất người chết.

Chứng tá mà các tín hữu Công giáo có thể mang đến cho thế giới trong thời khắc khó khăn này, chính là sự hiện diện của họ: đó là lời chứng mạnh mẽ nhất có thể có.

Silvia Costantini
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ