Ứng xử bảo tồn, trước hết, phải là ứng xử dân chủ

Bạn bè của em nhiều người theo dõi hành trình đi chụp hình nhà thờ của anh, tin anh là người am hiểu hơn hết các vấn đề của nhà thờ Công giáo ở Việt Nam. Mấy hôm nay, trước các tranh cãi quanh chuyện “bảo tồn” nhà thờ Bùi Chu, họ cứ thắc mắc, “sao không thấy ông Hưng có ý kiến chính thức nào?”. Thay mặt họ, em muốn hỏi thẳng anh ba câu: ▪ Có cần bảo tồn nhà thờ Bùi Chu hay không? ▪ Theo anh, khó khăn chính trong việc bảo tồn nhà thờ Bùi Chu là gì? ▪ Anh có ý kiến thế nào về các tranh cãi loạn xà ngầu hiện nay? Ứng xử bảo tồn, trước hết, phải là ứng xử dân chủ
Ứng xử bảo tồn, trước hết, phải là ứng xử dân chủ
Nhà thờ chánh toà của giáo phận Bùi Chu

1. Có cần bảo tồn nhà thờ Bùi Chu hay không? 

Nguyện vọng bảo tồn nhà thờ Bùi Chu của mọi người hoàn toàn chính đáng. Mà các “đấng bản quyền” trong giáo hội Công giáo Việt Nam cũng muốn như vậy. Đó chẳng phải là chứng tích một thời “Giáo hội khải hoàn”, là nơi lưu giữ ký ức, nối kết tiềm thức cộng thông, và là niềm tự hào của không chỉ các cộng đoàn Công giáo địa phương thôi sao? Không có người Công giáo thực sự muốn phá bỏ nhà thờ này cả. Nếu buộc phải phá bỏ xây mới, thì chỉ do tình thế chẳng đặng đừng...

2. Khó khăn chính trong việc bảo tồn nhà thờ Bùi Chu là gì?

Trùng tu bảo tồn một ngôi nhà thờ hàng trăm năm tuổi đang còn hoạt động hàng ngày (không phải là “không gian chết”) luôn là chuyện khó khăn.

Trước hết, là kinh phí-trùng tu một ngôi nhà thờ cổ, tốn kém gấp hai, ba lần xây một ngôi nhà thờ mới.

Thứ hai, nhìn ở góc độ công năng sử dụng, cũng đang đặt ra nhiều thách thức: hơn 100 năm trước, từ tổng số giáo dân đến các hình thức sinh hoạt tôn giáo gắn liền với nhà thờ này, khác với bây giờ rất nhiều. Bây giờ giáo dân đông hơn, các hình thức sinh hoạt tôn giáo cũng đa dạng hơn, nên ngôi nhà thờ cũ đã trở nên quá chật chội.

Như ở nhiều nơi khác, để bảo tồn được nhà thờ cổ mà không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt tôn giáo hàng ngày, và đáp ứng được các yêu cầu công năng sử dụng mới, các cha sở cho xây nhà thờ mới, bên cạnh hay ở gần đó! Nhà thờ cổ có thể được chuyển đổi thành Nhà Truyền thống, hay Nhà Giáo Lý v.v... Nhưng không phải giáo xứ nào cũng làm được điều đó. Nó tùy vào quỹ đất (có đất để xây mới hay không), và có được nhà cầm quyền hỗ trợ hay không.

Việc tiếp tục sinh hoạt tôn giáo trong không gian một nhà thờ cổ được bảo tồn, tự nó, là một nghịch lý.

Các nhà “bảo tồn học” ngoài Công giáo (*) đã không hiểu điều này. Và khi họ áp đặt, không chịu đối thoại, thì sẽ rất phiền phức.

3. Ý kiến thế nào về các tranh cãi loạn xà ngầu hiện nay? 

Như tôi đã nói, nhà thờ - trước hết - là nơi thờ phượng Thiên Chúa, và thực hành các phép Bí tích của một cộng đoàn Công giáo. Nó bất khả xâm phạm.

Nếu muốn bảo tồn một ngôi nhà thờ như một di sản văn hoá, người ta chỉ có thể khuyến nghị, chứ không thể ra lệnh, áp đặt.

Ra lệnh, áp đặt kể cả của chính quyền - nói cho cùng - sẽ là hành động phản dân chủ, và phản văn hoá. Đi xa hơn, không khéo sẽ dẫn tới bạo ngược.


(*) Trong những nhà “bảo tồn học” ngoài Công giáo, bên cạnh những người có thiện ý (nhưng chưa hiểu đủ về nội tình mối tương quan giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền), còn có một số nhà “bảo tồn đảng”.

Nguyễn Hưng
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ