Bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” đã sống sót kỳ diệu ra sao qua các trận bom Thế chiến II

Được hoàn tất năm 1495, bức bích hoạ mô tả lúc Đức Giêsu nói với 12 môn đệ rằng, một trong số họ sẽ bán đứng Người (Ga 13,21) đã hiện diện gần 5 thế kỷ trong giáo đường Santa Maria delle Grazie (Milan). Năm 1943, phe Đồng Minh đã tiến hành một cuộc không kích vào Milan, phá huỷ nhiều công trình Công giáo của thành phố Milan, chẳng hạn nhà thờ chánh toà Duomo, nhà thờ có nhiều giá trị lịch sử Santa Maria del Carmine, và chính nhà thờ Santa Maria delle Grazie. Nhà thờ Santa Maria delle Grazie hầu như bị san thành bình địa – tu viện hầu như bị sập, đa số các bức tường và phần lớn trần đã bị sập đổ. Theo báo cáo của trang tin Mental Floss, tình hình tệ hại đến mức, giáo sư đại học Yale, người Deane Keller dẫn đầu nhóm “bảo tồn” (Monuments Men, một nhóm các binh sĩ Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ các tác phẩm khỏi rơi vào tay phát xít), đã viết nhiều bức thư bày tỏ nỗi ưu tư vì bức hoạ, theo ông, “đã bị phá huỷ”. Bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” đã sống sót kỳ diệu ra sao qua các trận bom Thế chiến II
Bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” đã sống sót kỳ diệu ra sao qua các trận bom Thế chiến II

Khi một đợt không kích đánh vào Milan vào năm 1943, hầu hết đều cho rằng các kiệt tác của Leonardo đã bị phá huỷ.

Bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” (Last Supper) của danh hoạ Leonardo Da Vinci có lẽ là một trong những kiệt tác hội hoạ nổi tiếng nhất thế giới. Thế nhưng trong Thế chiến II kiệt tác nổi tiếng của nghệ thuật Kitô giáo này suýt nữa thì đã tan thành tro trong một cuộc không kích.

Leonardo Da Vinci hoàn thành bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” năm 1495. Bức hoạ này suýt nữa đã bị phá huỷ trong các cuộc ném bom hồi Thế chiến II.
Leonardo Da Vinci hoàn thành bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” năm 1495. Bức hoạ này suýt nữa đã bị phá huỷ trong các cuộc ném bom hồi Thế chiến II.

Được hoàn tất năm 1495, bức bích hoạ mô tả lúc Đức Giêsu nói với 12 môn đệ rằng, một trong số họ sẽ bán đứng Người (Ga 13,21) đã hiện diện gần 5 thế kỷ trong giáo đường Santa Maria delle Grazie (Milan). Năm 1943, phe Đồng Minh đã tiến hành một cuộc không kích vào Milan, phá huỷ nhiều công trình Công giáo của thành phố Milan, chẳng hạn nhà thờ chánh toà Duomo, nhà thờ có nhiều giá trị lịch sử Santa Maria del Carmine, và chính nhà thờ Santa Maria delle Grazie. Nhà thờ Santa Maria delle Grazie hầu như bị san thành bình địa – tu viện hầu như bị sập, đa số các bức tường và phần lớn trần đã bị sập đổ.

Theo báo cáo của trang tin Mental Floss, tình hình tệ hại đến mức Deane Keller, giáo sư đại học Yale, người đứng đầu nhóm “bảo tồn” (Monuments Men, một nhóm các binh sĩ Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ các tác phẩm khỏi rơi vào tay phát xít), đã viết nhiều bức thư bày tỏ nỗi ưu tư vì bức hoạ, theo ông, “đã bị phá huỷ”.

Làm sao mà bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” vẫn lành lặn, dù phải hứng chịu các cuộc không kích hồi Thế chiến II, đó vẫn còn là một bí ẩn.
Làm sao mà bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” vẫn lành lặn, dù phải hứng chịu các cuộc không kích hồi Thế chiến II, đó vẫn còn là một bí ẩn.

Thế nhưng họ đã phải ngạc nhiên hết sức, khi các công nhân lau dọn các mảnh gạch vụn khỏi bức bích hoạ của Da Vinci vài tháng sau cuộc không kích, họ thấy nó hầu như toàn vẹn. Như được mô tả trong các bài báo thời đó, tất cả đều cho thấy, nếu mà bức tường đổ xuống mà sát gần hơn với bức tường một xíu nữa, thì bức hoạ đã tiêu tùng rồi. Quả vậy, linh mục Acerbi, phục vụ tại tu viện Santa Maria delle Grazie, thoạt tiên còn cho rằng, bức hoạ đã được cứu là do phép lạ. Quả vậy, tác phẩm của Leonardo được bảo vệ bởi một giàn giáo và các bao cát, vốn đã được đặt ở đó như một sự gia cố bảo vệ, được tiến hành bởi một nhóm các kiến trúc sư và các vị cố vấn thành phố, trong một kế hoạch nhằm bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật trong thành Milan khi chiến cuộc nổi ra năm 1940. Thế nhưng, bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” có thể sống sót chính xác ra sao, giữa những đợt không kích dữ dội như vậy, vẫn còn là một bí ẩn không được giải mã — điều này, theo nhiều người, thì đó là một sự can thiệp thiêng liêng.

Thế chiến II không phải là lần đầu tiên bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” bị đe doạ. Theo báo cáo của hãng tin Mental Floss, trong Chiến tranh Ý do Napoleon chủ chiến, binh lính Pháp đã dùng bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” làm bia tập bắn, có lẽ họ đã lấy khuôn mặt của Đức Giêsu làm hồng tâm.

May thay, kể từ đó bức hoạ đã được phục chế. Công việc phục chế bắt đầu từ những năm 1970 và kết thúc vào năm 1999, được kể là quan trọng trong việc bảo tồn được bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng”. Nhờ công việc tỉ mẩn, cẩn trọng của các nhà phục chế, các nhà khoa học và các nhà sử học chuyên ngành hội hoạ, mà các hoá chất đặc biệt đã được dùng tới để tái tạo cho đúng bảng màu nguyên thuỷ, bởi vậy, những màu sắc gốc mà Leonardo đã được hồi sinh.

Một cuộc triển lãm mới được tổ chức cho thấy một lịch sử ấn tượng về bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng”, trong đó có các bức hình chụp nguyên bản, các tài liệu lịch sử liên quan.
Một cuộc triển lãm mới được tổ chức cho thấy một lịch sử ấn tượng về bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng”, trong đó có các bức hình chụp nguyên bản, các tài liệu lịch sử liên quan.

Tuần vừa rồi, một cuộc triển lãm mới đã được khai mạc nhằm cho thấy được một lịch sử ấn tượng về bức bích hoạ lâu đời này. Với tên gọi là “Các hình chụp bức hoạ ‘Bữa Tiệc Cuối Cùng’”, buổi triển lãm gồm có các bộ sưu tập các ảnh chụp và các sử liệu, kể lại rất nhiều sự kiện có tác động đến bức “Bữa Tiệc Cuối Cùng” trong nhiều năm qua, từ các binh lính cho đến các cuộc không kích. Buổi triển lãm diễn ra là nhờ sự kết hợp giữa Bảo tàng Quốc gia Cenacolo, Hiệp hội Bảo tàng Lombardy và Quỹ Cineteca, và được mở cửa cho công chúng viếng thăm cho đến 08 Tháng Mười Hai.

V. M. Traverso
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Nhóm phiên dịch Mai Khôi trân trọng giới thiệu bộ phim hoạt hình về Tuần Thánh mang tên "Bữa Tiệc Cuối Cùng". Mong quý vị giới thiệu cho mọi người, đặc biệt là các em nhỏ. Nhóm xin chân thành cám ơn.


Link tải phim bản gốc Full HD: http://www.mediafire.com
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ