Học sinh lớp 4 “nghĩ đến cái chết” khi chịu áp lực điểm 10 từ bố mẹ

“Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con. Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào. Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình. Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi…” Source: https://vtc.vn/hoc-sinh-lop-4-viet-thu-phan-doi-ap-luc-diem-10-cua-bo-me-d477281.html
Học sinh lớp 4 “nghĩ đến cái chết” khi chịu áp lực điểm 10 từ bố mẹ
Sau buổi họp phụ huynh, vợ chồng anh Dư lặng người khi cô giáo đưa lại bài tập của cậu con trai đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Nội.

Bài tập với yêu cầu như một lá thư gửi tới bố mẹ khiến vợ chồng anh chị sững sờ, bởi lâu nay vẫn nghĩ con còn nhỏ chưa hiểu chuyện. “Lá thư” khiến anh chị ngồi lại với nhau để xem lại cách dạy con của mình.

Dù còn nhiều lỗi sai về chính tả, sự ngây ngô trong câu từ nhưng “lá thư” vẫn thể hiện rõ nỗi niềm của con trẻ.

Học sinh lớp 4 “nghĩ đến cái chết” khi chịu áp lực điểm 10 từ bố mẹ

Học sinh lớp 4 “nghĩ đến cái chết” khi chịu áp lực điểm 10 từ bố mẹ

Trong “thư”, cậu bé nhắc đến áp lực từ bố mẹ khi lúc nào cũng đòi hỏi con phải được 9, 10 điểm và không hài lòng, thậm chí đánh đòn khi chỉ được 7, 8 điểm.

“Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết… Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền”, những dòng chia sẻ non nớt của học sinh lớp 4 khiến người lớn không thể không suy ngẫm.

Cậu bé cũng nói đến việc bị cấm xem tivi, điện thoại nhưng chính bố mẹ lại không làm được. “Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con”, thư viết.

Kết “thư”, cậu bé cảm ơn bố mẹ sinh mình ra đời nhưng bày tỏ mong muốn có được sự thông cảm và thấu hiểu hơn.

“Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học. Lúc đấy con bực mình lắm. Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con” là chia sẻ dễ thương của cậu bé.

“Lá thư” đáng yêu nhưng gửi gắm nhiều thông điệp từ cậu học sinh ở Hà Nội này có lẽ cũng là sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình.

Dưới đây là nguyên văn “bức thư”:
“Điều em muốn nói

Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con.

Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào. Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình. Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi.

Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con. Bố mẹ luôn nói con có làm được gì đâu mà áp lực nhưng bố mẹ nghĩ thế là đã quá sai rồi. Bởi vì áp lực lớn nhất của con là thi phải được 10; 9 nhưng khi được điểm kém con lại bị anh đánh. Đấy chính là áp lực lớn nhất của con. Vì nhiều khi bố mẹ cấm con đi chơi, cấm con xem tivi, điện thoại xong bố mẹ lại nói con lười không chịu đi vận động. Đến con đọc truyện bố mẹ cũng nói.

Con cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra đời nhưng con nghĩ bố mẹ phải thông cảm và hiểu con hơn. Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, lúc đấy con bực mình lắm.

Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con”.

Theo VietnamNET.
🍀 Nhận định của nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương:

Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương.
Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương.

Lớn, nhiều tuổi, có bằng cấp, làm ra nhiều tiền… cũng chưa chắc là người hiểu học là gì, học để làm gì.

Khi không hiểu sẽ dễ phạm sai lầm.

Ào ào đẩy con vào cuộc đua mà không hiểu làm thế để làm gì là hại con.

Ai cũng lý luận sợ con mình thua kém, lý luận cực ngớ ngẩn, nhưng hỏi lại rằng "xem xem mấy thằng hơn đó nhiều thế hệ qua đã tạo ra xã hội, cuộc sống thế nào, ổn chưa?" thì...im lặng.

Lý luận xung quanh thế nào mình thế ấy trong sự học là rất… dốt vì xét về bản chất học là tập đi con đường riêng của mình.

Đấy là lý luận che đi sự thiếu hiểu biết và tham lam thiển cận của bản thân phụ huynh mà thôi.

Hãy tư duy: nếu phụ huynh ta tư duy ngon, làm đúng thì ta hóa rồng, người Việt ta bá chủ khoa học, kĩ thuật, văn nghệ, thể thao toàn cầu rồi chứ?

Đơn giản thế sao phải lăn tăn. Học giỏi, thi đỗ, du học, kiếm lắm tiền mà khô g tạo ra thế giới tốt đẹp hơn thì cũng chỉ là sống gấp và sống ảo bằng cách đẽo cột nhà nấu cơm hay xẻo thịt mình ăn dần mà thôi.

Tất yếu sẽ gặp kết cục không hay.

Phụ huynh hãy từ bỏ tư duy cụ Quỳnh càng sớm càng tốt.

Cái cần làm nhất của phụ huynh khi giáo dục trường học khủng hoảng là phải vượt qua, bù đắp khiếm khuyết của nó, tránh, hạn chế sai lầm của nó thế mà phụ huynh ta lại ra sức cho con chọi vào cái lầm lạc nhất của giáo dục-luyện thi và hư học.

Sai lầm nền tảng này tạo ra hệ lụy rất lâu dài.

Bài về chủ đề Cảnh báo:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ