75 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhớ những năm chiến tranh, nhà tôi từ trên núi di cư xuống nhà bà nội gần Nhà thờ đá. Khi hai bên đánh nhau dữ dội, cả làng đã chui vào nhà thờ tránh đạn. Các cha đã nuôi cả làng. Khi chiều xuống êm tiếng súng, lắng nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên, hồn tuổi thơ của tôi như bay theo tiếng chuông vang khắp quê hương. Một niềm khao khát hòa bình đến vô hạn. Rồi hòa bình đến, cái chuông to nhất Đông Nam Á đó bị gỡ xuống và bán đồng nát. Suốt thời hợp tác xã, nhà thờ biến thành sân kho chứa thóc và chứa phân bón. Nay nhà thờ gần như bị san bằng, chỉ còn vách đá mặt tiền nham nhở đứng giữa cỏ dại hoang phế rong rêu. Tôi không theo đạo Thiên Chúa, nhưng mỗi lần về quê đều ghé thăm nơi mẹ tôi lúc trốn giặc đã đẻ tôi trong đó. Nhìn cảnh hoang phế tiêu điều mà ngậm ngùi. Source: fb.com/Chumonglong/posts/3243426185671602 75 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam
75 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chiều hôm qua, nhà trường tổ chức lễ tri ân các cựu quân nhân, sĩ quan dự bị, sĩ quan biệt phái nhân kỷ niệm 75 năm Quân đội nhân dân Việt Nam.

Một cựu binh nói, nếu bây giờ có giặc, đồng chí ấy sẵn sàng cầm súng. Tôi cười và nghĩ, giặc trước mắt các đồng chí đấy, giặc nội xâm, tức giặc tham nhũng. Có dám bắn không?

Án tử hình cho một người, xưa là đồng chí, nay là giặc, "đau lòng lắm"!

Với tôi, giặc nội xâm còn nguy hiểm hơn ngoại xâm. Nó vơ vét tài nguyên, gây ra thảm họa môi trường, thực phẩm, giao thông, nó tàn phá đất nước, đầu độc và giết chết hàng triệu người, nó đẩy dân nghèo vào cảnh kiệt cùng phải bán thân nơi xứ lạ.

Chiến tranh từng gây ra bao nhiều mất mát tang thương. Những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, những người em phải nuôi anh cụt chân, tàn phế. Nay hòa bình, không tiếng súng, nhưng ngày nào cũng có hàng bao nhiêu vụ tai nạn giao thông, ngày nào cũng có trăm người chết vì ung thư, chỉ mấy năm đã có vạn người chạy trốn vào thùng container và có hàng chục người đã chết đóng băng nơi đất khách.

Những ai không mất một sợi lông, chưa chứng kiến cảnh mất mát tang thương mới hơn hớn tự hào. Riêng cá nhân tôi luôn canh cánh nỗi niềm đau vô hạn.

Nếu thật lòng tri ân, hãy tri ân những gia đình đã đổ máu trong chiến tranh. Hãy nhỏ nước mắt cho những người tiếp tục ngã xuống và chịu nhiều đau đớn ngay trong thời bình. Xương máu con người không phải là niềm tự hào đến mức làm trò tiêu khiển hay lợi dụng kiếm ăn.

Biết đau thương mới làm nên sức mạnh diệt thù, không chỉ chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc mà còn chiến đấu chống giặc nội xâm bảo vệ đời sống dân lành.

Nhớ những năm chiến tranh, nhà tôi từ trên núi di cư xuống nhà bà nội gần Nhà thờ đá. Khi hai bên đánh nhau dữ dội, cả làng đã chui vào nhà thờ tránh đạn. Các cha đã nuôi cả làng. Khi chiều xuống êm tiếng súng, lắng nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên, hồn tuổi thơ của tôi như bay theo tiếng chuông vang khắp quê hương. Một niềm khao khát hòa bình đến vô hạn. Rồi hòa bình đến, cái chuông to nhất Đông Nam Á đó bị gỡ xuống và bán đồng nát. Suốt thời hợp tác xã, nhà thờ biến thành sân kho chứa thóc và chứa phân bón. Nay nhà thờ gần như bị san bằng, chỉ còn vách đá mặt tiền nham nhở đứng giữa cỏ dại hoang phế rong rêu. Tôi không theo đạo Thiên Chúa, nhưng mỗi lần về quê đều ghé thăm nơi mẹ tôi lúc trốn giặc đã đẻ tôi trong đó. Nhìn cảnh hoang phế tiêu điều mà ngậm ngùi.

Tôi từng cầm súng. Nhưng thay bằng tự hào về chiến tranh, tôi luôn khao khát hòa bình. Mong tương lai đất nước này sạch bóng giặc, không ngoại xâm lẫn nội xâm. Các con tôi và cả thế hệ tương lai hãy học những bài học đau thương để yêu hơn cuộc sống hòa bình. Đừng tự hào sáo rỗng!

Tin liên quan:
✔️ Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và những bài học trong thời đại ngày nay
✔️ Về bản chất cuộc chiến tranh Trung Quốc tiến hành với Việt Nam vào năm 1979
✔️ 40 năm Chiến tranh Biên giới Việt–Trung: những điều chưa nói hết
✔️ Chiến tranh biên giới: Ám ảnh từ đáy giếng chôn 43 xác
✔️ Cuộc chiến biên giới 1979: Trao huy hiệu cho hơn 1.600 chiến sỹ Sư đoàn 338
✔️ Một cuộc tọa đàm hết sức sôi nổi và cảm động
✔️ Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ

Chu Mộng Long
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ