Phải có tâm thế, quyết tâm lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa ngay từ đời này chứ không đẩy cho đời con cháu!

Sau nhiều tháng kình địch nhau, cục diện Mỹ - Trung đã đến lúc lật bài ngửa với nhau. Trước một loạt thái độ, hành xử phải nói là mất dạy, bất chấp của nhà cầm quyền Bắc Kinh ở khắp nơi, trên mọi mặt từ chính trị, kinh tế, quân sự đến Covid và sau bao nhiêu lần máy bay, tàu chiến Trung - Mỹ vờn nhau, đã đến lúc Mỹ không thể lịch sự, tế nhị với Bắc Kinh nổi. Diễn biến rất nhanh. Chỉ sau kỷ niệm 25 năm bang giao Việt - Mỹ vài ngày, một loạt thái độ rõ ràng và động thái quyết liệt của Mỹ đã diễn ra: rạng sáng 14-7, Mỹ chính thức bác gần hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông; Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, ông David R. Stilwell, tuyên bố Washington sẽ không tự nhận mình là trung lập trong vấn đề tranh chấp hàng hải trên Biển Đông trước "các chiến thuật như xã hội đen của Trung Quốc"... Source: fb.com/he.via.54/posts/995742497538470
👀 "Không được sợ Trung Quốc!" (cố TBT Lê Duẩn)
👀 Đây là cơ hội để Mỹ chuộc lại lỗi lầm trong cuộc "mặc cả" thế kỷ với Bắc Kinh: bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974.

Sơ đồ Hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1974.

Sau nhiều tháng kình địch nhau, cục diện Mỹ - Trung đã đến lúc lật bài ngửa với nhau.

Trước một loạt thái độ, hành xử phải nói là mất dạy, bất chấp của nhà cầm quyền Bắc Kinh ở khắp nơi, trên mọi mặt từ chính trị, kinh tế, quân sự đến Covid và sau bao nhiêu lần máy bay, tàu chiến Trung - Mỹ vờn nhau, đã đến lúc Mỹ không thể lịch sự, tế nhị với Bắc Kinh nổi.

Diễn biến rất nhanh. Chỉ sau kỷ niệm 25 năm bang giao Việt - Mỹ vài ngày, một loạt thái độ rõ ràng và động thái quyết liệt của Mỹ đã diễn ra: rạng sáng 14-7, Mỹ chính thức bác gần hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông; Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, ông David R. Stilwell, tuyên bố Washington sẽ không tự nhận mình là trung lập trong vấn đề tranh chấp hàng hải trên Biển Đông trước "các chiến thuật như xã hội đen của Trung Quốc"...

Thậm chí, một chuyện ngỡ như trong mơ: theo ông Jay Batongbacal (giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines), Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam.

Đúng là Mỹ chỉ nói tự do hàng hải ở Biển Đông. Nhưng đó là mâu thuẫn đối kháng với tham vọng - "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn một mất một còn. Có lợi cho ta, có lợi cho Hoàng Sa - Trường Sa của ta.

Bắc Kinh càng lúc càng lộ ra bộ mặt ghê tởm của mình; đang bị toàn bộ các nước xung quanh, nhiều nước lớn trên thế giới nhìn như một con quái vật.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp - Ảnh: CSIS/AMTI

Ngay trong nước họ, chuyện Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông... cũng là mâu thuẫn đối kháng quyết liệt, chỉ chờ cơ hội bùng nổ. Đài Loan thì luôn luôn mật phục chờ cơ hội và chắc chắn không cam chịu cho Bắc Kinh thôn tính bằng vũ lực.

Đây cũng là cơ hội để Mỹ chuộc lại lỗi lầm trong cuộc "mặc cả" thế kỷ với Bắc Kinh: bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974.

Những chế độ như chế độ Bắc Kinh độc tài, tàn bạo, dối trá, dơ bẩn và tham lam vô độ... bậc nhất trong lịch sử loài người tưởng chừng "trơ trơ như đá, vững như đồng", không gì có thể làm nó sụp đổ được có thể sẽ sụp đổ rất nhanh khi có sự biến quốc tế + lòng dân trong nước họ, sẽ tất yếu xảy ra.

Dù cực kỳ khó khăn, muôn trùng khó khăn nhưng phải có tâm thế, quyết tâm lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa ngay từ đời này chứ không đẩy cho con cháu lấy.

Nên nhớ Trung Quốc không chỉ bị nhất diện (Việt Nam) mai phục mà thực tế đang bị thập diện mai phục, từ trong ra ngoài nước họ.

Cục diện mới, cơ hội mới đang diễn ra rất nhanh, có lợi cho ta. Đã là người Việt phải có niềm tin này nếu thật sự muốn thu phục giang sơn, biển đảo của ta về một mối.

Cù Mai Công
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ