Chốn quan trường gió tanh mưa máu!

Hổm nay, cơn sóng đốt lò của ngài Trọng ngày càng nóng rực khiến tui nghĩ nhiều thêm về hai chữ chánh trị. Trong tiếng Anh chữ chánh trị là policy. Nó có nhiều nghĩa trong đó gồm: mưu kế, mưu mẹo, quyền hành. Tạm hiểu muốn thành công trong chánh trị để tiếm giữ quyền hành, phải có mưu mẹo. Rõ ràng chánh trị không giành cho người thật thà và hiền lành. Trong bối cảnh Việt Nam, chánh trị còn có cả sự tàn độc (nhiều cái chết bất ngờ đã được đề cập). NGUỒN: https://fb.com/nguyen.a.huy.31/posts/pfbid014LyDLWE9aDJxhTEvjuWJPocAKbBL7FcJTPig5sSgM4kZjT3LQqzr2WSN1iWt7mhl

Hổm nay, cơn sóng đốt lò của ngài Trọng ngày càng nóng rực khiến tui nghĩ nhiều thêm về hai chữ chánh trị. Trong tiếng Anh chữ chánh trị là policy. Nó có nhiều nghĩa trong đó gồm: mưu kế, mưu mẹo, quyền hành.

Tạm hiểu muốn thành công trong chánh trị để tiếm giữ quyền hành, phải có mưu mẹo. Rõ ràng chánh trị không giành cho người thật thà và hiền lành. Trong bối cảnh Việt Nam, chánh trị còn có cả sự tàn độc (nhiều cái chết bất ngờ đã được đề cập).

Về khái niệm chánh trị, mỗi triết gia có một định nghĩa riêng.

Aristotle cho rằng Chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, là hình thức giao tiếp cao nhất của con người; con người là động vật chính trị; quyền lực chính trị có thể được phân chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Lão Tử: Với quan điểm vô vi nhi trị - không làm gì mà mọi người tự thuần phục, tự tìm đến với con đường chính đạo thì đó là cái gốc của nghệ thuật trị nước.

Kark Mark, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản cho rằng chánh trị liên quan đến quyền lực chánh trị. Ông ta khẳng định: Quyền lực chính trị thực chất là bạo lực có tổ chức của giai cấp này, trấn áp giai cấp khác.

Khái niệm này rất đúng với lịch sử cộng sản Việt Nam từ sơ khai đến hiện tại. Ngày trước họ bạo lực để chiếm quyền, ngày nay bạo lực để giữ quyền cai trị. Đương nhiên, đã là một cuộc chiến sẽ có thương vong. Cứ mỗi mùa đại hội đảng sẽ có cảnh tương tàn mưa máu.

Chánh trị là cái bẫy chết người nhưng danh vọng và quyền lực do chánh trị mang tới là một hấp lực khó cưỡng. Vì vậy có nhiều đảng viên ngã ngựa thân bại danh liệt theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhưng người ta vẫn lao vào như thiêu thân.

Quan tham bị trừng trị rất thích đáng nhưng Chánh trị tàn bạo đến mức, ngay cả người thiện lương cũng phải chết. Nguyễn Trãi là một ví dụ.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ với chức Ngự sử đài chính chưởng. Sau khi nước Đại Ngu (tên nước Việt Nam thời đó) rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự thống trị của nhà Minh. Ông là vị quân sư đại tài.

Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, ông trở thành khai quốc công thần. Danh tiếng và quyền lực của ông đã khiến Lê Thái Tổ (Lê Lợi) dù tin yêu nhưng e ngại, nên đến đời vua tiếp nối Lê Thái Tông, đã có âm mưu triệt hạ ông. âm mưu đó được nguỵ trang bằng một câu chuyện hợp tình hợp lý cho bản án tru di tam tộc.

Đó là vụ án Lệ Chi Viên.

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông. Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn.

Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua.

Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi bị giết cùng người thân 3 họ, gọi là tru di tam tộc. Năm 1465, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu ân xá cho ông. Lúc đó thì ông đã phải chết oan và chịu án oan thấu trời xanh.

Vậy mà ngày nay, tầng lớp cai trị vẫn như con thiêu thân lao vào vòng xoáy quyền lực. Tất cả chỉ vì một chữ tham.

Một trong những chánh trị gia Việt Nam nhận ra chánh trị là bể khổ là vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần. Khi thái sư Trần Thủ Độ truất phế ngôi vị hoàng hậu của Lý Chiêu Hoàng, vì tội không sanh con nối dõi, ông đã ép vợ Trần Liễu, là chị dâu vua Trần Thái Tông làm vợ vua.

Trần Liễu khởi binh chống lại thủ đoạn trái luân lý này. Trần Thái Tông quá buồn bị rơi vào cảnh lấy vợ của anh ruột, nên lên chùa trên núi đi tu. Trần Thủ Độ lên núi năn nỉ và ép buộc ông trở về kinh thành.

Sau này, ông nhường ngôi và làm thái thượng hoàng. Sau đó, ông xuất gia và đặt nền móng cho sự ra đời của thiền phái trúc lâm yên tử về sau gắn liền với hậu duệ ông, Phật hoàng Trần Nhân Tông. Khi đi tu ông tìm được hạnh phúc. Vậy mà thời nay, ma tăng dùng chốn tu hành để kiếm tiền và kiếm quyền.

Lần tới tui sẽ kể về một chánh trị gia lẫy lừng rời bỏ chánh trường sống đời an lạc.

Bức hình là huyệt mộ. Dù là hoàng đế hay ăn mày thì khi qua đời cũng chỉ được nằm nhiêu đó. Nhân loại khổ vì chữ tham.

Nguyễn Anh Huy

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ