Bé “trù ẻo” mẹ

Đứa trẻ một tuổi khóc hờn để gây chú ý. Đứa trẻ hai tuổi biết ăn vạ để đòi hỏi cái mình muốn. Đứa trẻ 3 tuổi ngoài hai “chiêu trò” đó, đã bắt đầu phát triển ý tưởng về sự... trả thù. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ có những cảm xúc và hình thành tính cách cá nhân rõ ràng nhất: nổi giận nếu bị đón trễ, buồn bực khi phải thay đổi một thói quen, “qua mặt” người lớn khi tự cho mình cái quyền làm những gì mình thích. Trẻ thơ nào chẳng mong muốn được quan tâm và chú ý? Souce: https://www.facebook.com/lanhaibs/posts/767355900306683
Bé “trù ẻo” mẹ
✉ Hai đứa sinh đôi nhà em năm nay 3 tuổi, đi mẫu giáo từ hè đến nay được hơn 2 tháng. Khoảng 2 tuần nay không biết tụi nó học ở đâu ra, chuyện gì không được ba mẹ chiều theo ý là nói ba mẹ không thương rồi nằm ăn vạ ra nhà.

Đỉnh điểm là tối hôm qua, mẹ kêu đi ngủ, nó kêu “mẹ không thương con”, “mẹ ở trên cao đi!” (chuyện là hồi bà nội mới mất, nó hỏi bà đâu thì ba mẹ kêu là bà ở trên cao rồi), rồi “mẹ bị xe đụng đi cấp cứu”,... Khỏi nói vợ em sốc cỡ nào!

Xin bác sĩ tư vấn giúp em giờ phải xử lý vấn đề này thế nào ạ. Gia đình em không biết làm sao.

Phạm Tùng - một phụ huynh trên mạng xã hội.

Bé “trù ẻo” mẹ

Đứa trẻ một tuổi khóc hờn để gây chú ý.

Đứa trẻ hai tuổi biết ăn vạ để đòi hỏi cái mình muốn.

Đứa trẻ 3 tuổi ngoài hai “chiêu trò” đó, đã bắt đầu phát triển ý tưởng về sự... trả thù. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ có những cảm xúc và hình thành tính cách cá nhân rõ ràng nhất: nổi giận nếu bị đón trễ, buồn bực khi phải thay đổi một thói quen, “qua mặt” người lớn khi tự cho mình cái quyền làm những gì mình thích.

Trẻ thơ nào chẳng mong muốn được quan tâm và chú ý? Khi không đạt được sự quan tâm tích cực như nhận được lời khen ngợi và sự tán thưởng (giúp gây dựng lòng tự trọng và tự tin), trẻ đành chấp nhận sự quan tâm mang tính tiêu cực (được cha mẹ lao ra giữ hoặc quát mắng; được giằng co, tranh cãi “tay đôi” với người lớn). Trẻ tạo ra sự tranh giành đôi co để thấy mình “có quyền” và “cho cả thế giới biết ta là ai”. Nếu cảm thấy sự tồn tại của mình không đáng gờ-ram nào, trẻ tiếp tục giở chứng bằng cách nói hỗn, đánh người khác nhằm mục tiêu trả thù. “Người khác” ở đây có thể là đứa em, bạn học hoặc ông bà cha mẹ và người xung quanh.

Phụ huynh bị trẻ “nắn gân” thường xử lý 1 trong 2 cách và đều chào thua: chiều chuộng theo yêu sách của trẻ chỉ khiến “kẻ xấu” càng được nước lấn tới; trấn áp có thể tạm thời dẹp loạn nhưng khiến trẻ càng lỳ bướng hơn.

Tốt nhất, nên tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện quyền lực và thấy mình là người đáng giá: hỏi ý kiến bé, để bé tự chọn đồ, nhờ làm giúp việc nhà (rửa bát đĩa nhựa, nhặt rau, xếp quần áo hay cất bát đũa,...)

Lên 3, trẻ đã hiểu được rằng, ở nhà “thế giới này là của chúng mình” và có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn trong tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ. Không muốn ăn cơm ư, chúng sẽ tìm đủ mọi lý do hoặc gây ra nhiều chuyện trái khoáy để “tỏ thái độ” như nôn ọe, nằm vật ra sàn, vừa ăn vừa nghịch đồ chơi, đánh đổ thức ăn,… Khi không muốn ngủ trưa ư, chúng sẽ “phá đám” bằng cách liên tục đi “tè”, tự nói chuyện hoặc trở nên “tăng động”. Cha mẹ nổi cáu, quát tháo, thậm chí cho “ăn roi” cũng chẳng mảy may tác dụng! Chỉ có kỷ luật mới vãn hồi được trật tự, nề nếp.

Cha mẹ hãy ngồi lại thống nhất rõ ràng với nhau về những điều được phép hay không được phép trong gia đình và nhất nhất phải tuân thủ. Bởi trẻ 3 tuổi có xu hướng “rập khuôn” mọi hành vi của cha mẹ. Nếu cha ra quy định mọi thành viên trong gia đình phải đi ngủ đúng giờ, mà mẹ lại luôn thức khuya xem TV hoặc dọn dẹp thì bé sẽ bắt chước mẹ. Nếu mẹ yêu cầu giày dép xếp gọn trên giá mà cha quăng dưới sàn nhà thì bé cũng sẽ “học theo tấm gương đạo đức của bố”. Cha mẹ làm đúng trước, bé sẽ tự học theo. Trẻ đang chơi rất vui quá giờ đi ngủ, mẹ đừng bắt ép ra lệnh mà hãy ngồi xuống cùng thưởng thức với trẻ ít phút, rồi cho trẻ chọn: “Con muốn tự vào giường hay muốn mẹ cắp con vào như mèo tha chuột?”, “Trước khi ngủ, mình cùng đọc 1 trang sách hay nghe kể chuyện?”,...

Những trẻ bị tước hết các quyền sẽ thấy bất lực và thường tìm cách giành lại bằng cách trả thù. Khi ấy cha mẹ, nhất là mẹ phải dằn lòng để cái vòng luẩn quẩn “trả thù” - “tổn thương” - “trả thù” nguôi ngoai. Nên nhớ, việc mẹ phản ứng lại, cáu giận hay rớt nước mắt không giúp con trưởng thành. Bằng việc tôn trọng cảm giác của con, mẹ cho con biết là mẹ hiểu và thông cảm với ước muốn của con, từ từ con sẽ “giác ngộ” rằng không nhất thiết phải nói và làm những điều đau lòng người khác chỉ để giành quyền cho bản thân.

Đứa trẻ trả thù là một trẻ có tính cách mạnh, mong muốn sự công bằng, bình đẳng. Hãy hướng bé đến sự chia sẻ nhường nhịn, chẳng hạn như biết xếp hàng chờ đến lượt, tự lo cho mình, bảo vệ mẹ và những người khác.

Ths – Bs Lan Hải
Bài về các em thơ:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ