Việt Nam nên thay đổi thang đo cấp bão của mình, vì Tây Thái Bình Dương sẽ là nơi sắp sửa xảy ra các cơn bão vượt quá thang đo quốc tế hiện hành!

Nước biển ở vùng Tây Thái Bình Dương luôn có nhiệt độ cao hơn, và nước ấm thì giúp cơn bão càng trở nên mạnh mẽ hơn. Đó là lý do vì sao Ryan Maue - Chuyên gia về Khí tượng học của trang weathermodels.com - nói: “Nếu chúng ta sắp có thêm một thang đo Category 6 (cấp độ bão còn lớn hơn cả thang đo quốc tế hiện hành về sức mạnh của bão), thì khu vực phía Tây Thái Bình Dương sẽ là nơi sắp sửa xảy ra các cơn bão như thế này.” Điều đó có nghĩa là gì? Việt Nam cũng nên chuẩn bị thay đổi thang đo cấp bão của mình, vì các cơn siêu bão ở khu vực này luôn vượt qua Philippines để đến thăm Việt Nam. Souce: fb.com/datannguyen/posts/10217639195355672 Việt Nam nên thay đổi thang đo cấp bão của mình, vì Tây Thái Bình Dương sẽ là nơi sắp sửa xảy ra các cơn bão vượt quá thang đo quốc tế hiện hành!
Việt Nam nên thay đổi thang đo cấp bão của mình, vì Tây Thái Bình Dương sẽ là nơi sắp sửa xảy ra các cơn bão vượt quá thang đo quốc tế hiện hành!

Hãng tin AP vừa có bài so sánh “2 cơn siêu bão, Florence và Mangkhut, chỉ khác biệt nhau ở gió và nước”. Thật vậy, khi Mangkhut đang càn quét ở Đông Nam Á với sức gió lên đến 260 km/g, thì Florence trút 600mm nước mưa xuống bang North Carolina chỉ trong một buổi sáng thứ Bảy.

Mangkhut được sinh ra ở phía Nam và dành nhiều thời gian di chuyển trong khu vực phía Nam — ngay trên vùng nước ấm. Còn Florence thì hình thành ở xích đạo và ra khỏi nơi này khi đi vào đất liền. Và vì thế, Florence bị suy yếu bởi khối không khí khô và các luồng gió ở cao độ lớn hơn. Trong khi đó, “người miền Nam” Mangkhut dễ dàng trở nên khổng lồ, đạt đến cấp Category 5 và luôn “vui vẻ” khi được ở trong môi trường rất thuận lợi.

Phil Klotzbach, nhà nghiên cứu về bão tại Đại học Bang Colorado (Colorado State University), cho biết: “Mangkhut và Florence là hai con quái thú có đặc điểm khác nhau. Vì Florence di chuyển chậm chạp nên nó sẽ hút nhiều nước hơn và gây mưa khủng khiếp hơn Mangkhut. Còn Mangkhut thì chứa đầy sức mạnh vì nó luôn ở trên vùng nước ấm”.

So sánh thì Mangkhut lớn gần gấp đôi Florence - 500km / 300km tính từ tâm bão; nên sức tàn phá của Mangkhut cũng dữ dội hơn nhiều!
So sánh thì Mangkhut lớn gần gấp đôi Florence - 500km / 300km tính từ tâm bão; nên sức tàn phá của Mangkhut cũng dữ dội hơn nhiều!

Cả hai cơn bão có thời gian tồn tại khá lâu, đặc biệt là Florence đã di chuyển một quãng đường dài từ vị trí gần Châu Phi cho đến khi nó tấn công Bắc Mỹ sau 15 ngày du lịch vượt Đại Tây Dương. Còn Mangkhut thì đã đánh sập 80% mạng lưới điện của đảo Guam, gây ảnh hưởng lên toàn bộ vùng trung tâm Thái Bình Dương trước khi đổ bộ Đông Nam Á.

Cả hai cơn bão cũng có độ phủ (hoàn lưu) lớn, nhưng Mangkut vượt xa Florence về phạm vi ảnh hưởng. Tầm gió nhiệt đới của Mangkhut vươn xa hơn 500km tính từ mắt bão, trong khi đối với Florence là hơn 300km.

Nước biển ở vùng Tây Thái Bình Dương luôn có nhiệt độ cao hơn, và nước ấm thì giúp cơn bão càng trở nên mạnh mẽ hơn. Đó là lý do vì sao Ryan Maue - Chuyên gia về Khí tượng học của trang weathermodels.com - nói: “Nếu chúng ta sắp có thêm một thang đo Category 6 (cấp độ bão còn lớn hơn cả thang đo quốc tế hiện hành về sức mạnh của bão), thì khu vực phía Tây Thái Bình Dương sẽ là nơi sắp sửa xảy ra các cơn bão như thế này.” Điều đó có nghĩa là gì? Việt Nam cũng nên chuẩn bị thay đổi thang đo cấp bão của mình, vì các cơn siêu bão ở khu vực này luôn vượt qua Philippines để đến thăm Việt Nam.

Một ý kiến khác mà chúng tôi đọc được trên VNExpress hôm Thứ Bảy ngày 15/9/2018 cũng rất đáng chú ý. Ý kiến này được một độc giả đăng bên dưới bài về siêu bão Mangkhut: “Bão nhiều là mừng, chứng tỏ Trái Đất đang tự cân bằng nhiệt. Nếu không có bão thì nhiệt độ Trái Đất đã tăng cao và băng các cực đã tan hết, mực nước biển đã dâng cao 3 mét, các vùng đất thấp đã bị xóa sổ. Lợi ích của bão là năng lượng nhiệt dư thừa đã chuyển hóa thành bão, giúp cho Trái Đất cân bằng nhiệt độ. Nếu không muốn có bão lớn và nhiều thì phải ngưng xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, điều này là không thể, cho nên bão nhiều là phúc chứ không phải họa.”

Vâng, đến một lúc nào đó, con người vẫn còn có phúc vì còn bão - cơ chế điều hòa của tự nhiên, do họ “không thể ngừng xả thải khí nhà kính”. Với tình hình các nền kinh tế lớn vẫn ưu tiên mục tiêu phát triển và cạnh tranh nhau bằng bất cứ giá nào, thì bão sẽ được phát triển với độ lớn cực đại và thời gian tồn tại cực dài, để kéo sức nóng từ xích đạo về vùng lạnh hai cực, gây tan băng làm nguội bớt nền khí hậu. Nhưng khi băng tan hết, nghĩa là không còn nơi nào trên Trái Đất lạnh nữa và không còn sự chênh lệch nhiệt độ giữa các khối khí xuyên lục địa, thì bão sẽ không còn xuất hiện nhiều nữa, mà thay vào đó là một Trái Đất nóng như nồi hấp - hay một Sao Hỏa thứ hai trong Thái Dương Hệ. Nước biển sẽ dâng cao khi băng tan trong giai đoạn đầu, nhưng sẽ bốc hơi một phần trong giai đoạn sau đó, gây mưa lớn và liên tục bao phủ trên toàn bộ bề mặt hành tinh. Đó là cơ chế thứ hai để làm nguội Trái Đất, sau khi không còn bão nữa. Cả hành tinh này sẽ giống như một nồi nước sôi khổng lồ, tương tự thời kỳ Niên đại Archean cách đây 3,8 tỷ năm, khi Trái Đất bị đốt nóng bởi các ngọn núa lửa và dung nham lỏng. Điều khác biệt duy nhất là lúc ấy, hành tinh của chúng ta chưa có nước, nghĩa là nóng khô, còn với Biến đổi Khí hậu do con người tạo ra, đó là nóng ướt.

Đã có những dấu hiệu trong năm nay, khi mà các cơn bão có thời gian hình thành và tồn tại lâu hơn, đi loanh quanh trong khu vực xích đạo, thu tích hơi ẩm và tạo mây nhiều hơn. Nền nhiệt khí hậu càng nóng, thì cơ chế tạo ra bão càng lâu dài và mạnh mẽ hơn, vì mục tiêu của cơ chế này là gom đủ nhiệt để đẩy lên tầng khí quyển cao hơn, nơi có các cơn gió trên tầng đối lưu tải nhiệt đến vùng cực. Nếu nhiệt xung quanh vẫn chưa hạ, thì bão phải tồn tại lâu hơn, tăng cấp lớn hơn để tiếp tục làm nhiệm vụ của nó. Thế hệ con người trong vòng 50 năm nữa chắc chắn sẽ chứng kiến các cơn siêu bão mà thế hệ này không thể tưởng tượng được.

Nguyen Dat An
Bài về môi trường, thiên nhiên:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ