Dụ ngôn người gieo giống (Lc 8,4-15) / Thứ Bảy, tuần 24 tn.

Tôi phải học tính quảng đại và lạc quan của người gieo giống trong dụ ngôn này: không nên tiếc công gieo Lời Chúa, cũng không nản lòng khi thấy Lời Chúa không sinh kết quả nơi một số người. Cứ lạc quan hăng hái chu toàn nhiệm vụ của mình, như Thánh Phaolô: “Tôi trồng, Apollo tưới, Thiên Chúa cho mọc lên”. Dụ ngôn người gieo giống (Lc 8,4-15) / Thứ Bảy, tuần 24 tn.
Dụ ngôn người gieo giống (Lc 8,4-15) / Thứ Bảy, tuần 24 tn.

◪ A. Hạt giống...

Dụ ngôn người gieo giống:

- Hãy để ý đến sự rộng rãi đến nỗi như hoang phí của người gieo giống: gieo cả trên vệ đường và nhiều nơi mà hy vọng nẩy mầm rất ít.

- Cũng hãy để ý đến những loại đất xấu: a/ Đất vệ đường là người quá hời hợt, vừa nghe là quên ngay; b/ Đất sỏi đá là người không kiên trì trong gian nan thử thách; c/ Đất đầy gai là người chất chứa trong lòng nhiều lo toan việc đời.

- Đất tốt là “những người nghe lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo, họ giữ lấy lời, và nhờ kiên nhẫn, họ sinh được hoa trái”.

◪ B.... nẩy mầm.

1. Tôi phải học tính quảng đại và lạc quan của người gieo giống trong dụ ngôn này: không nên tiếc công gieo Lời Chúa, cũng không nản lòng khi thấy Lời Chúa không sinh kết quả nơi một số người. Cứ lạc quan hăng hái chu toàn nhiệm vụ của mình, như Thánh Phaolô: “Tôi trồng, Apollo tưới, Thiên Chúa cho mọc lên”.

2. Hãy suy gẫm kỹ những điều kiện làm cho hạt giống nẩy mầm:

- “Nghe Lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo”: Lắng nghe với thiện chí muốn tìm ánh sáng hướng dẫn đời mình.

- “Giữ lấy Lời một cách kiên nhẫn”: Không bỏ cuộc dù thời gian kéo dài, dù gian truân thử thách; không để mình bị phân tâm vì những lo toan và đam mê việc đời.

3. Mỗi ngày Chúa dọn cho tôi hai bàn tiệc; bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc Lời Chúa. Bàn tiệc Lời Chúa được dọn sẵn không phải chỉ trong Thánh lễ, mà còn lúc nguyện gẫm, lúc đọc Thánh Kinh...

4. Một ông vua nọ có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn trong kinh Bagayad Gita. Người phụ trách việc đọc kinh này là một nhà sư đạo đức, thông thái. Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng đến kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho vua nghe. Và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dẫn giải không?”. Nhưng lần nào nhà vua cũng chi trả lời “Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã”... Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, ông bỗng được giác ngộ và nhận ra tất cả mọi sự đều là hão huyền. Thế là nhà sư quyết từ bỏ mọi sự và lên đường bắt đầu cuộc sống của một người hành khất. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua “Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng hạ thần đã hiểu được”... Giác ngộ đích thực, hiểu biết chân lý chính là thực thi chân lý”. (Góp nhặt)

(Lm. Carolo, Hạt giống nảy mầm)
Chia sẻ về Lc 8,4-15:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ