Dương Danh Dy của chúng ta đã ra đi

Con người chứng kiến mọi sự thăng trầm trong bang giao Việt—Trung đã vĩnh biệt chúng ta. Hy vọng hậu duệ của nhà Trung Quốc học này sẽ có dịp sưu tầm đầy đủ các bài viết “gan ruột” của ông để đóng góp vào di sản quý báu của nền ngoại giao nước nhà. Từ anh lính trơn, xăng xái cắt chiếc áo len dệt mẹ gửi từ vùng địch hậu ra, chỉ để bọc chiếc bi đông nhôm (đựng nước uống) do Trung Quốc viện trợ, cho đến khi trở thành một nhà ngoại giao kỳ cựu, một trưởng ban nghiên cứu thành danh về Trung Quốc tại Học viện Ngoại giao, Dương Danh Dy đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghiên cứu Trung Quốc. Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về Trung Quốc
Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về Trung Quốc
➥ Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về Trung Quốc

Con người chứng kiến mọi sự thăng trầm trong bang giao Việt—Trung đã vĩnh biệt chúng ta. Hy vọng hậu duệ của nhà Trung Quốc học này sẽ có dịp sưu tầm đầy đủ các bài viết “gan ruột” của ông để đóng góp vào di sản quý báu của nền ngoại giao nước nhà.

Từ anh lính trơn, xăng xái cắt chiếc áo len dệt mẹ gửi từ vùng địch hậu ra, chỉ để bọc chiếc bi đông nhôm (đựng nước uống) do Trung Quốc viện trợ, cho đến khi trở thành một nhà ngoại giao kỳ cựu, một trưởng ban nghiên cứu thành danh về Trung Quốc tại Học viện Ngoại giao, Dương Danh Dy đã gắn bó cả cuộc đời mình với nghiên cứu Trung Quốc.

◪ Được bộ trưởng dành “đặc ân”

Vẫn còn đâu đây tiếng thét phẫn uất của ông: “Kết tội kẻ có trách nhiệm trong thi công các dự án của TKV do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu, để các dự án đội mức đầu tư cao lên như thế… là tham ô hủ bại là chưa đúng với tội danh của chúng. Phải nói rõ: đó là những hành vi, hành động phạm tội, làm tay sai bán nước cho ngoại bang”.

Vẫn còn vang vang lời nhắn nhủ của ông gửi hậu thế: “Ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy Việt Nam là một ‘món hàng có giá’ hời có thể dùng để trao đổi, mua bán với mấy nước lớn khác nhằm phục vụ lợi ích chủ yếu của họ”. Phải chăng đấy là chắt lọc một phần “bản thu hoạch” của ông sau cả nhiệm kỳ công tác tại Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh?

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch từng dành cho Dương Danh Dy một “đặc ân”: “Nếu trong quá trình nghiên cứu, cậu phát hiện ra vấn đề gì mới về Trung Quốc, cậu cứ vào thẳng phòng tớ báo cáo, khỏi mất thời gian qua Tổ thư ký…”.

Ông cùng với “lão tướng” Lưu Đoàn Huynh, là hai “cây đa cây đề” duy nhất ở Học viện không ít lần “bác” cả ý kiến của lãnh đạo Bộ. Những cuộc giao ban như thế từ Học viện, sau này lên tận Bộ, có những khoảnh khắc “hầm hập” hơn cả cái nóng mùa hè ở bên ngoài, dù tất cả đều ngồi trong phòng điều hoà.

Cuối cùng thì “công bằng” cũng đã mỉm cười với ông, khi ở tuổi 60 (tuổi về hưu) ông đã được Bộ trưởng cử đi làm Tổng Lãnh sự (đầu tiên) ở Quảng Châu. TLS mà đâu có nhàn hơn đại sứ. Cái tuổi Quý Dậu của ông thật vất vả. Từ vụ Chính sách Đối ngoại, giới chuyên gia thừa nhận, các điện (trả lời theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ) từ TLS Quảng Châu phần lớn được xếp loại A.

◪ Đóng góp vào di sản quý báu

Chia tay thế giới này đến với một thế giới khác ở tuổi 84, Dương Danh Dy đã để lại một khối lượng bài viết đáng kính nể trên cả các báo “lề đảng” lẫn “lề dân”. Hy vọng hậu duệ của nhà Trung Quốc học này sẽ có dịp sưu tầm đầy đủ các bài viết “gan ruột” của ông để đóng góp vào di sản quý báu của của nền ngoại giao nước nhà.

Dương Danh Dy từng kể, đến Khorutsov cũng có lần phải cay đắng: “Chỉ có những kẻ ngu mới tin Trung Quốc” sau khi Liên Xô bị Trung Quốc lừa cho một số vố! Ngay cả không ít người Mỹ cũng từng ăn phải quả đắng của Trung Quốc đấy! Cho nên nếu nói rằng, ngay từ đầu ta đã hiểu ngay, hiểu sâu, hiểu hết Trung Quốc thì chỉ là biểu hiện sự không hiểu biết về Trung Quốc mà thôi”.

Trên giường bệnh, khi tiếp bạn bè đến thăm, ông luôn trăn trở, thời xưa đi sứ Tàu toàn là các bậc đại khoa… hiện nay, đội ngũ nghiên cứu về Trung Quốc vừa mỏng, vừa chưa gắn kết với nhau. Ông thường động viên thế hệ trẻ nên học tiếng Trung để hiểu biết sâu sắc về một đất nước ngày càng có vị trí quan trọng trong trật tự thế giới đang ló dạng.

Nếu không có loạt bài của Dương Danh Dy và cuốn Hồi ký của Trần Quang Cơ thì bức tranh “vân cẩu” về bang giao Việt—Trung cũng như tính xác thực về hai cuộc chiến tranh biên giới khó đầy đủ như ngày nay.

Điếu văn của Giám đốc Học viện Ngoại giao Nguyễn Vũ Tùng đánh giá nhà nghiên cứu Dương Danh Dy “là một cán bộ trung kiên, một tấm gương tận tuỵ, hết mình cho sự nghiệp chung và luôn có khí phách vững vàng trước những vấn đề liên quan đến lợi ích của quốc gia, của dân tộc”.

Vậy là thêm một người “muốn thoát Trung” nữa đã ra đi!

Một người tử tế nữa đã vĩnh biệt chúng ta!

TS. Đinh Hoàng Thắng
Bài về những gương sống:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ