Nỗi lo của ông Tập lên cực điểm, Nhóm Cố vấn Kinh tế ông Tập bị triệu tập họp liên tục

Ông Miller, Giám đốc điều hành của China Beige Book, công ty thu thập dữ liệu độc lập về nền kinh tế Trung Quốc vừa nói với CNBC là kinh tế Trung quốc sẽ cực tồi tệ trong những tháng cuối năm tới đây. / Một điều khá buồn cười là hiện nay các cố vấn kinh tế cao cấp của ông Tập vẫn đang ngớ ngẩn kỳ vọng vào cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập vào tháng 11 tới đây, một cuộc gặp mà một người bình thường chẳng am hiểu gì về kinh tế vẫn biết là gặp cho vui mà thôi. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=2067738389948490&id=100001370467846
Nỗi lo của ông Tập lên cực điểm, Nhóm Cố vấn Kinh tế ông Tập bị triệu tập họp liên tục
Nỗi lo của ông Tập lên cực điểm, Nhóm Cố vấn Kinh tế ông Tập bị triệu tập họp liên tục

Trong chưa đầy 2 tháng, nhóm cố vấn cấp cao về kinh tế của ông Tập phải “họp chuyên đề” tới 10 lần, một con số thể hiện sự lo lắng tột độ của ông Tập. Ông Xu Jianwei, một nhà kinh tế học Trung Quốc nhận định “Mối lo ngại trong giới lãnh đạo đã lên tới 100%”.

Họp nhiều như thế liệu có giải quyết được vấn đề gì không?

Có 2 điều phân tích trong vấn đề này.

Một là, cũng như Việt Nam, nhân sự cấp cao Trung quốc không phải là giới tinh hoa Trung quốc mà đó chỉ là những cán bộ con cha cháu ông hoặc chạy chức chạy quyền, nên sẽ không đưa ra được những tuyệt chiêu để đối phó. Cách đây mấy ngày có một bản tin cho biết ông Tập rất tức giận khi mở đầu cuộc chiến thương mại, các đơn vị tư vấn của Trung quốc đưa ra những nhận định theo hướng không có gì đáng lo ngại, thậm chí còn đánh giá ông Trump là kẻ bốc đồng chỉ dọa chơi rồi đâu sẽ vào đấy, khiến ông Tập đánh giá nhẹ cuộc chiến. Vì thế việc họp liên tục của đội ngũ cố vấn cấp cao của ông Tập có lẽ chỉ giải quyết được liệu pháp tâm lý, chứ sẽ không thay đổi được tình hình gì nhiều.

Hai là, dù ông Tập có một đội ngũ cố vấn xuất sắc đi nữa, thì cũng khó xoay chuyển vì Trung quốc không có nhiều tiền. Nhân đây tôi nói một chút về tiềm lực kinh tế Trung quốc. Đôi khi chúng ta hiểu sai về tiềm lực kinh tế của quốc gia này. Thật ra Trung quốc không phải là nước giàu. Giàu hay nghèo là phải tính thu nhập trên đầu người. Còn mua sắm hay xây dựng này kia là chuyện khác. Do quá đông dân nên nguồn thu từ các sắc thuế này kia được nhiều, thí dụ cùng huy động như nhau thì Trung quốc sẽ có khoản thu gấp 20 lần Việt Nam. Nên nếu Việt Nam mua được 1 chiếc tàu ngầm thì Trung quốc mua được 20 chiếc tàu ngầm. Tuy nhiên đó là khi tiền dồn lại cho 1 việc gì đấy, chứ khi san sẻ ra thì lại khác. Cũng như gia đình đông con mỗi đứa góp một ít cũng mua được chiếc ô tô mà chạy. Nhưng khi cứu một nền kinh tế có dân số trên 1 tỷ người, thì câu chuyện không còn như cũ. Bloomberg cho biết các gói kích thích giải cứu của Trung quốc hiện rất nhỏ giọt, so với Mỹ thì chẳng thấm vào đâu. Như chúng ta thấy hồi tháng trước, Mỹ chuẩn bị khoản trợ cấp cho một số ít nông dân bị ảnh hưởng lên tới 12 tỷ USD, còn bây giờ Trung quốc chỉ dám chuẩn bị gói 1,4 tỷ USD cho toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân trên cả nước, xem ra như muối bỏ bể. Trong khi đó theo ước tính, khối doanh nghiệp tư nhân này tạo việc làm cho 80% lao động cả nước.

Ông Miller, Giám đốc điều hành của China Beige Book, công ty thu thập dữ liệu độc lập về nền kinh tế Trung Quốc vừa nói với CNBC là kinh tế Trung quốc sẽ cực tồi tệ trong những tháng cuối năm tới đây.

Một điều khá buồn cười là hiện nay các cố vấn kinh tế cao cấp của ông Tập vẫn đang ngớ ngẩn kỳ vọng vào cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập vào tháng 11 tới đây, một cuộc gặp mà một người bình thường chẳng am hiểu gì về kinh tế vẫn biết là gặp cho vui mà thôi.

Trần Đình Thu
Bài về chủ đề Độc tài&Ngu:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ