Chẳng hệ thống nào bền vững dài lâu nếu chỉ dựa trên đạo đức…

Đủ hashtag không thì thiện chí của doanh nghiệp vẫn đáng ghi nhận, và các bức tranh đều toả ra năng lượng tích cực. Song người ta không nhất thiết chỉ được chọn hoặc phản đối hoặc ủng hộ cấm lăn tăn. Nếu không tồn tại một nguyên tắc định lượng, trong một quan hệ hợp tác chả ai nợ/ban ơn ai giữa doanh nghiệp và nhân dân, sẽ khá dễ sa vào thói quen tư duy phiên phiến phưa phứa, mà lịch sử đã chứng minh, tất yếu sẽ đến lúc phương tiện thành mục đích và mục đích không gì khác hoá ra phương tiện. Phải thêm bao nhiêu bài học nữa để người ta hiểu ra rằng, chẳng hệ thống nào bền vững dài lâu nếu chỉ dựa trên đạo đức? Source: fb.com/gwens83/posts/10216378062417658
Bức “Hoa hướng dương” - Van Gogh
Bức “Hoa hướng dương” - Van Gogh
Bức “Hoa hướng dương” - Van Gogh

Facebookers vẽ hoa đều với thiện chí và kiểu gì cũng chẳng hại ai. Và bao nhiêu hoa ghi nhận thì bệnh nhân cũng thêm tiền từ nhà tài trợ.

Song cả 2 chuyện tốt trên không mâu thuẫn quyền thắc mắc về hashtag, vốn không để suy ra hãng dược kia là hero hay villain, mà đơn giản là nhu cầu về minh bạch.

Dân càu nhàu vụ xây nhà hát với lý do nâng cao dân trí, xây bảo tàng nhằm mở mang văn hoá, dựng tượng đài để tôn vinh mẹ Việt Nam anh hùng. Nhưng đâu phải dân không tôn trọng dân trí, văn hoá, hay mẹ Việt Nam anh hùng? Lẫn đâu phải vì không hiện ra tượng đài, bảo tàng, hay nhà hát?

Tất nhiên dự án nhà nước khác từ thiện tư nhân. Nhưng nếu hiểu sự ủng hộ của người dùng cũng là một tài nguyên, uy tín doanh nghiệp càng chắc chắn là tài sản, thì vai trò dân lại không khác gì lắm. Đều là dân có đóng góp, và vì thế họ được quyền kiểm định.

Đủ hashtag không thì thiện chí của doanh nghiệp vẫn đáng ghi nhận, và các bức tranh đều toả ra năng lượng tích cực. Song người ta không nhất thiết chỉ được chọn hoặc phản đối hoặc ủng hộ cấm lăn tăn. Nếu không tồn tại một nguyên tắc định lượng, trong một quan hệ hợp tác chả ai nợ/ban ơn ai giữa doanh nghiệp và nhân dân, sẽ khá dễ sa vào thói quen tư duy phiên phiến phưa phứa, mà lịch sử đã chứng minh, tất yếu sẽ đến lúc phương tiện thành mục đích và mục đích không gì khác hoá ra phương tiện.

Phải thêm bao nhiêu bài học nữa để người ta hiểu ra rằng, chẳng hệ thống nào bền vững dài lâu nếu chỉ dựa trên đạo đức?

TIN LIÊN QUAN:
▪ Truyền thông giả thì có bán thuốc thật?
▪ ECO đang từ thiện hay lừa đảo?

Nguyễn Thị Châu Huyền
Bài về chủ đề Khai trí:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ