Tưởng nhớ Ni sư Trí Hải

Cô gái rất đỗi xinh đẹp và dịu dàng trong hình đầu tiên là Ni sư Trí Hải. Khi đó bà chưa xuất gia và đang theo học cao học Văn chương tại Viện đại học Princeton Mỹ. Bà từng là quản thủ thư viện của Viện đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn trước 1975 và cũng là một tri thức Phật giáo nổi tiếng.
Sinh năm 1938 tại thôn Vĩ Dạ, Huế , tên thật của bà là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh thuộc Phủ Tuy Lý Vương, danh gia vọng tộc nổi tiếng kinh đô Huế. Năm 1960, tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Sư phạm Huế và đi dạy tại Trường Trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, bà quyết chí du học. 4 năm sau, Ni trưởng tốt nghiệp Thạc sỹ tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Cũng trong năm này, Ni trưởng phát tâm xuất gia với sư bà Diệu Không, một bậc trưởng lão Ni rất nổi tiếng và giới hạnh tại chùa Hồng Ân và đến năm 1970. Ni trưởng thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Vĩnh Gia, Đà Nẵng.
Source: fb.com/anhthianna/posts/2119711884774984
Tưởng nhớ Ni sư Trí Hải
Tưởng nhớ Ni sư Trí Hải

Cô gái rất đỗi xinh đẹp và dịu dàng trong hình đầu tiên là Ni sư Trí Hải. Khi đó bà chưa xuất gia và đang theo học cao học Văn chương tại Viện đại học Princeton Mỹ. Bà từng là quản thủ thư viện của Viện đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn trước 1975 và cũng là một tri thức Phật giáo nổi tiếng.

Sinh năm 1938 tại thôn Vĩ Dạ, Huế , tên thật của bà là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh thuộc Phủ Tuy Lý Vương, danh gia vọng tộc nổi tiếng kinh đô Huế. Năm 1960, tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Sư phạm Huế và đi dạy tại Trường Trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, bà quyết chí du học. 4 năm sau, Ni trưởng tốt nghiệp Thạc sỹ tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Cũng trong năm này, Ni trưởng phát tâm xuất gia với sư bà Diệu Không, một bậc trưởng lão Ni rất nổi tiếng và giới hạnh tại chùa Hồng Ân và đến năm 1970. Ni trưởng thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Vĩnh Gia, Đà Nẵng.

Mẫn tiệp, thông minh, học hành xuất chúng, bà từng biến Thư viện của Viện đại học Vạn hạnh thành thánh đường. Trước 1975, tọa lạc trên lầu ba của tòa nhà lớn, Thư viện Vạn Hạnh được xem như một trong những Thư viện tối tân. Công trình trên do cơ quan Viện trợ Văn hóa Á châu trang bị, cũng như được sự giúp đỡ thường xuyên của các cơ quan ngoại quốc khác. Tổng số sách hiện có lên đến 25.900 cuốn, được chia làm hai loại: Phật học và Thế học. Thư viện Vạn Hạnh cũng lưu trữ được một số sách quý của Việt Nam như bộ Việt Nam Phật Điển Lý Trần, các bộ Phong Hóa, Ngày Nay, Tri Tân. Đây là nơi giúp sinh viên Vạn Hạnh được mở mang tri thức. Cùng với hòa thượng Thích Minh Châu, thiền sư Thích Nhất Hạnh, thiền sư Lê Mạnh Thát, bà đã làm cho Vạn Hạnh nồi danh vì là nơi quy tụ nhân tài.

Ni sư không chỉ là một quản thủ thư viện thông thường mà còn là một dịch giả uyên bác. Tinh thông và am tường kiến thức Đông Tây kim cổ, giỏi chữ Hán, cổ ngữ Pali và Sankrit, thông thạo cả tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức, bà đã dịch hàng loạt tác phẩm hay nhất của J.D. Salinger, Gandhi , H.Hesse, Will Durant và của Erich Fromm... Công trình của đời bà để lại cho hậu thế là khoảng trên 100 tác phẩm và dịch phẩm.

Nguyễn Thị Bích Hậu
Bài về chủ đề Tu sỹ:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ