Lời tâm huyết, thấu tình của một kiến trúc sư có nghề, có tâm về nhà thờ chánh toà Bùi Chu

Với vai trò của một kiến trúc sư yêu lịch sử, mình rất tiếc nếu nhà thờ này bị đập bỏ để xây một cái gần như giống hệt. Nhưng vì đã từng tham gia thiết kế một vài hạng mục nhà thờ, từng gặp một số linh mục và biết quy trình thiết kế, thi công một công trình Công giáo, mình hiểu là chủ đầu tư (các cha) cũng gặp không ít khó khăn để đi đến quyết định phải đập. Vấn đề này, người ngoài nghề, hoặc chưa tiếp xúc với bên Công giáo, thì khó mà hiểu để thông cảm.
Kiệu thánh Đa Minh trong ngày đại lễ quen gọi là “Lễ Đầu Dòng” trước nhà thờ chánh toà Bùi Chu
Kiệu thánh Đa Minh trong ngày đại lễ quen gọi là “Lễ Đầu Dòng” trước nhà thờ chánh toà Bùi Chu
Kiệu thánh Đa Minh trong ngày đại lễ quen gọi là “Lễ Đầu Dòng” trước nhà thờ chánh toà Bùi Chu

Với vai trò của một kiến trúc sư yêu lịch sử, mình rất tiếc nếu nhà thờ này bị đập bỏ để xây một cái gần như giống hệt. Nhưng vì đã từng tham gia thiết kế một vài hạng mục nhà thờ, từng gặp một số linh mục và biết quy trình thiết kế, thi công một công trình Công giáo, mình hiểu là chủ đầu tư (các cha) cũng gặp không ít khó khăn để đi đến quyết định phải đập. Vấn đề này, người ngoài nghề, hoặc chưa tiếp xúc với bên Công giáo, thì khó mà hiểu để thông cảm.

Khác với bên Phật giáo, để xây một cái nhà thờ hoàn toàn mới, trên khu đất mới, còn khó hơn lên mặt trăng. Mọi người có thể thấy như giáo phận Hà Nội, dân số chắc tăng nhanh thứ nhì Việt Nam, nhưng từ năm 54 đến giờ không thấy có thêm nhà thờ nào mới. Ở Nhà thờ Lớn, giáo dân phải đứng làm lễ ở ngoài sân vào mỗi chủ nhật. Lý do tại sao thì chắc ai cũng biết. Bên Công giáo đi đòi đất cũ của họ còn chả được, nữa là xin đất mới.

Vì thế, để mở rộng nhà thờ, thì buộc phải xây trên đất cũ đã có nhà thờ cũ. Vì cấu trúc mặt bằng và kiến trúc nhà thờ kiểu cổ điển rất khó để “cơi nới” diện tích nên muốn mở rộng diện tích thì chắc chắn phải đập cái cũ đi. Không thể xây một cái nhà thờ khác trong cùng khuôn viên với cái cũ được.

Nhà thờ Bùi Chu xây bằng vật liệu khá rẻ tiền, là gạch và vữa bình thường, nên dễ bị cũ nát sau 130 năm tuổi. Về hình thức kiến trúc, nó ở mức trung bình, không có gì độc đáo, đặc biệt. Tỷ lệ và chi tiết không đẹp như Nhà thờ Lớn Hà Nội hay nhà thờ Cửa Bắc, hình thức và vật liệu không xịn bằng nhà thờ Phát Diệm và Đức Bà Sài Gòn, là những nhà thờ cùng quy mô. Giá trị lớn nhất của nó chỉ là ở độ cũ.

Nhà thờ này nếu trùng tu thì mình đoán (không phải với tư cách chuyên gia trùng tu) là sẽ phải đục hết vữa ra để trám lại các vết nứt và trát lại bằng vữa tốt. Các chi tiết mang tính điêu khắc thì sẽ phức tạp hơn. Phần mái và trần có lẽ phải thay mới cùng kiểu dáng. Cột và dầm, kèo gỗ chắc thay cục bộ.

Như vậy chi phí cho việc này dự tính là đắt hơn xây mới.

Tòa Giám mục có mấy trăm linh mục, hầu hết họ có bằng đại học trước khi làm cha, mà họ cũng tính toán việc này khá lâu rồi. Nên đây không phải quyết định mang tính hồ đồ, thiếu suy nghĩ. Bên Công giáo mình cũng cho là không có chuyện các cha chế ra dự án để đục đẽo kiếm tiền. Anh em đừng suy diễn từ dự án ngân sách và dự án chùa ra. Vì Công giáo họ quản lý dự án và con người rất chặt chẽ, không như mọi người suy diễn bậy bạ đâu. Mình đã đọc một số bài suy diễn kiểu này, ý là các cha giàu có, thiếu gì tiền, giám mục độc đoán... nọ kia!

Vụ này mình có theo dõi từ đầu, nhưng để chờ các cha lên tiếng trên báo chí, thì mình mới viết bài này. Mình cho là họ cũng đã tính cả và trong những cái dở thì chọn cái ít dở hơn. Và họ chọn thiết kế mới gần giống hệt cái cũ tức là họ cũng rất ngậm ngùi khi phải đập, muốn giữ lại hình bóng cũ.

Lý do đi đến quyết định đập nhà cũ có thể vì kinh phí không đủ và nhu cầu mở rộng diện tích.

Mình đã tiếp xúc với cha ở Bùi Chu và biết là Giáo phận này không có nhiều tiền, vì ở tỉnh lẻ, giáo dân đa số làm nông nghiệp. Vì thế hầu hết các nhà thờ ở Bùi Chu khi xây đều phải đi quyên tiền ở cộng đồng giáo dân Bắc 54 trong Nam hoặc Việt kiều gốc Bắc 54, tức là những người đồng hương. Chỉ thành phần đó mới giúp được khá tiền mà thôi. Như đã biết, Bùi Chu - Phát Diệm và dân Bắc 54 vốn dĩ đã không có quan hệ tốt với chính quyền.

Với những lý do trên, theo mình, thì anh em kiến trúc sư hay người dân có tâm tư, muốn giữ lại nhà thờ, thì nên liên hệ với Tòa Giám mục Bùi Chu và Giáo hội, chứ đừng có gây sức ép từ phía chính quyền để ngăn cản họ. Nếu biết rõ lý do mà các cha quyết định đập nhà thờ thì hãy dựa vào đó để cùng tìm giải pháp để giữ lại. Ví dụ, nếu họ thiếu tiền, thì anh em có thể vận động quyên tiền (yên tâm là bên đó khó thất thoát lắm), nếu họ khó khăn vì xin đất, thì vận động chính quyền hỗ trợ (99% là không được). Lưu ý là lâu nay nhà thờ toàn phải tự bỏ tiền mua đất để mở rộng cơ sở thờ tự chứ nhà nước không cấp đất đâu.

Nếu mong muốn của người dân muốn giữ lại di sản mà không thể thống nhất được với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của giáo phận Bùi Chu thì mong anh em cũng đừng chửi họ, dựa trên những thông tin suy diễn. Mình hiểu là vụ này rất dễ là cơ hội cho DLV chọc ngoáy, gây chia rẽ giữa bên Công giáo và người dân. Có nhiều người vì vô tình và cạn nghĩ mà thổi lên thêm sự mâu thuẫn vốn âm ỉ cả trăm năm nay.

KTS. Dương Quốc Chính
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ