"Tút" duy nhất về sư cụ Thích Nhất Hạnh... từ bác Thông Cào

Tôi không khen cũng chả chê cá nhân cụ bởi đơn giản sự hiểu biết về cụ còn mỏng, thậm chí sai lạc do tuyên truyền của nhà cai trị. Cũng có lúc cứ nghĩ đến cái danh (tên) Thích Nhất Hạnh là nhớ ngay đến bài hát "Bông hồng cài áo" mà lời ca lấy từ thơ của cụ. Sau mới hiểu dần, ngộ được đôi điều. Phật giáo ở xứ này, cũng giống như ở mọi nơi khác, rất phức tạp, có khi còn phức tạp hơn cõi đời bị coi là trần tục. Source: https://fb.com/permalink.php?story_fbid=1118466645654060&id=100024722048900
Tôi không khen cũng chả chê cá nhân cụ bởi đơn giản sự hiểu biết về cụ còn mỏng, thậm chí sai lạc do tuyên truyền của nhà cai trị. Cũng có lúc cứ nghĩ đến cái danh (tên) Thích Nhất Hạnh là nhớ ngay đến bài hát "Bông hồng cài áo" mà lời ca lấy từ thơ của cụ. Sau mới hiểu dần, ngộ được đôi điều. Phật giáo ở xứ này, cũng giống như ở mọi nơi khác, rất phức tạp, có khi còn phức tạp hơn cõi đời bị coi là trần tục.

Đành rằng cùng là tu hành, uyên bác, nhưng thứ mà hầu hết các nhà sư, nhất là thiền sư, trong đó có cụ Thích Nhất Hạnh, bị thiếu hẳn là không dám dấn thân cứu vớt chúng sinh hiện hữu trước mắt đang trầm luân trong bể khổ do chính sách của nhà cai trị, mà cứ khuyên con người ta nhẫn nhục chịu đựng, chấp nhận hiện tại, tự tìm lối thoát cho bản thân bằng giác ngộ, đạt thứ kiểu như: "Tại Làng Mai, chúng tôi cười đùa vui vẻ suốt cả ngày, nhưng không một ai trong chúng tôi có tài khoản ngân hàng thuộc sở hữu cá nhân. Không ai trong chúng tôi có xe hơi hoặc điện thoại riêng..." (Lời kể của một ni cô trong tăng đoàn Làng Mai).

Thoát tục mới chỉ là tu nửa chừng. Dấn thân quên mình, gắn tu với đời thực sự, đó là điều chỉ có ở đôi người như các cụ Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang. Còn đã đi tu với thiện tâm cứu vớt chúng sinh mà lại trưng câu "Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội" trên nóc chùa và trong đầu óc thì chẳng nói làm gì, không đáng bàn. Có là đại đức, thượng tọa, hòa thượng, đại lão hòa thượng, pháp chủ... thì cũng thế thôi.

Chùa Trà Phương (tên chữ là Thiên Phúc tự) có từ thời Lý tại làng Trà, quê của tác giả ở Hải Phòng.

Thông Cào (Trực Tính)

Ở đất nước nầy...


đất nước nầy
điếm văn chương nhiều vô kể
Bò lên face rắn cuộn hàng hàng
Chúng rung chuông
mơ màng lãng mạn
Bằng răng nanh nọc độc môi kề.

Chúng đợi sống
Chờ cho người chết
Bày trò ma quỷ khóc dọc đường
Chúng giả chết nằm bên người sống
Đớp sau lưng bằng miệng lưỡi hai hàng.

Khi cần thiết chúng sẵn luồn trong háng
Buồn hay vui cũng địa ngục thiên đàng
Đi với Chúa chúng hờm dao sát Phật
Phật lên ngôi chúng đạp Chúa ra đường.

Đời có khi là những cuộc chơi thường
Chiều yêu nước sáng ra đành bán nước
Với văn chương lắm khi nhiều mưu lược
Quốc gia đêm cộng sản chiều tà.

Bọn chúng sống hồn nhiên như bò sát
Trong cái đất nước đang tàn hoa cỏ mạt
Chúng ngơ ngác như rồng đang thành rắn
Nên văn chương ngôn ngữ cũng cong vòng.

Nguyễn Tấn Cứ

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ