Những bức ảnh rát rúa về những ngày cuối cùng của cuộc nội chiến Việt Nam, từ phóng viên Nhật Bản

Phóng viên Nhật Bản Hiroji Kubota có mặt tại Sài Gòn, đúng vào dịp Tháng Tư 1975, tức là những ngày tháng cuối cùng trong cuộc nội chiến dai dẳng diễn ra trên đất nước hình chữ S. Qua những bức hình của ông, chúng ta có cơ hội để hình dung ra mức độ tàn khốc, hoảng loạn khi ấy. Ngay khi ấy đã có những cuộc tháo chạy, nhiều người đã phải bỏ mạng trên rừng, ngoài biển. Có cả những vị tướng khí khái chọn cái chết để bảo toàn danh dự... Đây chỉ là "màn dạo đầu" cho những hệ luỵ còn kéo dài dai dẳng sau đó. Ngay những người trong những bức hình này cũng không thể mường tượng được những gì đang đợi chờ họ... Và cho mãi đến giờ, sau đã khá nhiều năm cuộc chiến qua đi, xem ra hố ngăn cách giữa bên thắng bên thua, chưa bao giờ thực sự được lấp đầy, những vết thương vẫn rỉ máu, khi một bên hỉ hả, còn bên kia cảm thấy không thể vui nổi (như ông thủ tướng nào đó đã từng nói)!

Phóng viên Nhật Bản Hiroji Kubota có mặt tại Sài Gòn, đúng vào dịp Tháng Tư 1975, tức là những ngày tháng cuối cùng trong cuộc nội chiến dai dẳng diễn ra trên đất nước hình chữ S. Qua những bức hình của ông, chúng ta có cơ hội để hình dung ra mức độ tàn khốc, hoảng loạn khi ấy. Ngay khi ấy đã có những cuộc tháo chạy, nhiều người đã phải bỏ mạng trên rừng, ngoài biển. Có cả những vị tướng khí khái chọn cái chết để bảo toàn danh dự... Đây chỉ là "màn dạo đầu" cho những hệ luỵ còn kéo dài dai dẳng sau đó. Ngay những người trong những bức hình này cũng không thể mường tượng được những gì đang đợi chờ họ... Và cho mãi đến giờ, sau đã khá nhiều năm cuộc chiến qua đi, xem ra hố ngăn cách giữa bên thắng bên thua, chưa bao giờ thực sự được lấp đầy, những vết thương vẫn rỉ máu, khi một bên hỉ hả, còn bên kia cảm thấy không thể vui nổi (như ông thủ tướng nào đó đã từng nói)!

Thôi thì, chúng ta cứ xem qua, coi xem "màn dạo đầu" khi ấy nó thật sự đã diễn như thế nào.

Đây là khung cảnh những người lính miền Nam Việt Nam đang đưa tang người đồng đội, người chỉ huy của họ. Người dân cũng đồng loạt ra đường để chia buồn và cảm thông với sự hy sinh cùng mất mát ấy.

Dòng người đang xếp hàng dài chờ đợi ở Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam khoảng cuối tháng 4 năm 1975.

Người dân vẫn buôn bán và họp chợ nổi trên sông gần khu vực Sài Gòn vào những ngày gần cuối của cuộc chiến.

Ông cụ và cậu bé đang được dạy lái đò trên sông.

Những đứa trẻ nhỏ và cả những người phụ nữ cũng đang tụ tập tại điểm nhận hỗ trợ như gạo thóc để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng vì sợ chen lấn và xô đẩy để giành lấy hỗ trợ nên đã chặn chông kẽm.

Hình ảnh người phụ nữ đang bế trên tay đứa trẻ nhỏ lang thang không chốn lưu thân trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Hình ảnh những người dân tị nạn đang đổ xô di chuyển tìm nơi cư trú, những chiếc xe chứa đầy người, đồ vật, họ thậm chí còn ngồi lên cả nóc xe.

Chiến tranh gần kết thúc, nhưng những bi thương và mất mát do chiến tranh để lại thì vẫn còn lưu dấu mãi, dù ở thời điểm đó hay bay giờ. Bà cụ trong hình đã bật khóc, có lẽ vì vui mừng khi không còn phải nhìn thấy cảnh bom đạn bay tứ tung, lính qua người mất, đổ nát khắp nơi nữa...

Phía xa đó là hình ảnh của một trận nổ bom, dù rất xa nhưng ảnh hưởng lại vô cùng lớn.

Những người tị nạn trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam.

Những người dân tị nạn đang trên đường di cư.

Họ lũ lượt kéo nhau di chuyển về thành đô.

Những người tị nạn trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam.


Những người tị nạn đang tập trung trên đường chờ đợi trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

Những người dân tị nạn đang cố gắng chuẩn bị tất cả đồ đạc để tiến hành di cư đến nơi khác trong những ngày cuối tháng 4.1975.

Khung cảnh người dân náo loạn phía bên ngoài của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Những người phụ nữ đang ẵm trên tay đứa nhỏ, mệt mỏi mà chờ đợi trước cổng của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.

Nhân viên ngoại giao Mỹ đưa trẻ Việt Nam lên máy bay trong chiến dịch Babylift tại sân bay Tân Sơn Nhất vào mùa thu Sài Gòn năm 1975.

Cảnh tượng tan hoang sau khi những đợt bom đạn cuối cùng được bắn ra. Thời khắc dứt điểm của cuộc Chiến tranh Việt Nam, sau đó chỉ còn lại đống tro tàn và phá đi nơi cư trú của hàng ngàn người dân tại Sài Thành.

Những người tị nạn kéo nhau ùng ùng rời đi, người xe đông đúc, băng đường để di cư.

Người mẹ tật nguyền tay ôm đứa con nhỏ lê lết trên đường với mông muốn đi theo những người dân tị nạn. Hình ảnh này nức nở và xót thương biết là bao.

Một cụ bà đang vô cùng hoảng loạn khi không biết bản thân phải làm gì khi nhìn thấy cảnh tượng người người rời đi, đồ đạc nặng trĩu.

Đường Hùng Vương, Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Những ngày cuối cùng trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc của người dân tị nạn đang trong quá trình di cư.

Vụ cháy lớn ở khu vực chợ Bà Chiểu ngày 11 tháng 4 năm 1975. Hình ảnh chụp là khúc đường Nguyễn Văn Giai, khúc cầu sắt Đa Kao, người dân đang tụ tập trên đường để cập nhật thêm tình hình của vụ cháy. Những đoạn dây gai được chăng ra để chặn lại người muốn chạy qua cầu.

Khuôn mặt lo âu của những người tị nạn đang trong quá trình di chuyển tại một bến xe ở vùng ngoại ô của Sài Gòn.

Đây có lẽ là vụ đắm tàu của những người tị nạn di cư bằng tàu, sau đó bị trôi dạt vào bờ tại Vũng Tàu. Người chết không đếm xuể, tang thương và mất mát là đây!

Không chỉ riêng gì người già hay trẻ em, mà tất cả mọi người đều đang di tản trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mong tìm kiếm yên bình sau chiến tranh kết thúc.

Chẳng biết đến bao giờ để cho những vết thương trong quá khứ không còn rỉ máu... nhưng thiết nghĩ: Nên rút ra từ lịch sử những bài học để hàn gắn, để vun đắp cho hiện tại, chứ nếu chỉ nhìn nó như một thành tích huy hoàng, hay như một cớ lý để "dìm hàng" bên kia, đào sâu thêm hố ngăn cách, hận thù giữa đồng bào; cứ hoài như vậy, thì không phải là cách nhìn về lịch sử cho xác đáng! Hơn nữa, nói thế nào, tuyên truyền thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận điều này: Tính chính đáng, chính danh của bất kỳ chiến thắng nào, cũng đều được quyết định, được nhìn nhận và kiểm chứng: không chỉ bởi những gì diễn ra trong quá khứ, những hô hào tuyên truyền trong hiện tại, nhưng bất cứ chiến thắng nào, nếu nó không thực sự đem lại lợi ích cho người dân, bảo vệ được những quyền lợi chính đáng của họ, thì chiến thắng đó chỉ là chiến thắng nửa vời, hoặc không đúng nghĩa là chiến thắng. Hãy nhìn sẽ thấy, chiến thắng để rồi dân được gì...!?

Ngoài những bức hình trên đã rõ nguồn là từ phóng viên Nhật Bản Hiroji Kubota trên, lướt web hôm nay, tôi cũng kiếm được 2 bức hình khác chưa rõ nguồn, để kết bài, mời bạn chiêm ngưỡng như một ẩn dụ về thân phân người dân, người lính giữa thời điểm loạn lạc ấy.



Vinh Thanh

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ