Thủ đô Berlin (Đức) dự trù phương án sưởi ấm trong mùa đông, bằng cách xây "bình thủy" khổng lồ

Cái tháp màu gỉ sắt này mọc lên trong một khu công nghiệp gần bờ sông Spee của Berlin. Người vui tánh còn so sánh nó với những chiếc bình bóng bẩy mà người Đức dùng để đựng cà-phê. Đúng vậy, dù kích thước không giống, nhưng mục đích của tòa tháp này cũng tương tự: nó giúp giữ nhiệt qua ngày, đặc biệt là trong những ngày tháng giá lạnh. Quả thật, Đức và các nước EU là các nước giàu có hàng đầu thế giới. Và họ cũng là những quốc gia có nhiều giải pháp thông minh. Khi đối mặt với một vấn đề bất kỳ, họ thường sớm có được những cách giải quyết tốt nhất, hiệu quả nhất. NGUỒN: https://apnews.com/article/russia-ukraine-technology-germany-berlin-trending-news-176229c8932869f45e553e615a6e9953
Hình trong bài: AP.

Cái tháp màu gỉ sắt này mọc lên trong một khu công nghiệp gần bờ sông Spee của Berlin. Người vui tánh còn so sánh nó với những chiếc bình bóng bẩy mà người Đức dùng để đựng cà-phê. Đúng vậy, dù kích thước không giống, nhưng mục đích của tòa tháp này cũng tương tự: nó giúp giữ nhiệt qua ngày, đặc biệt là trong những ngày tháng giá lạnh.

Với chiều cao 45 mét, chứa được tới 56 triệu lít nước nóng, công ty tiện ích Vattenfall cho biết, chiếc "bình thủy" khổng lồ này sẽ giúp sưởi ấm cho dân cư Berlin trong mùa đông này, ngay cả khi không có nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.

Đây là công trình được xây dựng tại Đức, nhưng do một công ty có trụ sở tại Thủy Điển điều hành. Và Tanja Wielgoss, người điều hành tại công trình này, cho biết: "Lò tích nhiệt khổng lồ này sẽ giúp chúng tôi trữ nhiệt lại khi chúng tôi chưa cần, và khi cần, thì chúng tôi sẽ giải phóng nó."

Hệ thống sưởi của thành phố dùng than đá và khí đốt hoặc rác thải, đã có tuổi thọ hơn trăm năm, hầu hết không được thiết kế để có thể tích được một lượng nhiệt đáng kể. Đã thế chúng còn sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, thải ra các khí nhà kính, gây ra tình trạng trái đất nóng lên.

Trong khi đó, những thiết bị mới được công bố hôm Thứ Năm, cho thấy, nước sẽ được nấu gần sôi, bằng lượng điện mặt trời và điện gió, cung cấp bởi các trạm điện trên khắp nước Đức. Trước đây, khi lượng điện vượt quá nhu cầu sử dụng, người ta cần đến các thiết bị kiểu như những cục pin khổng lồ để tích điện. Giờ đây, thay vì tích điện, người ta sẽ tích nhiệt.

Bà Tanja Wielgoss cho biết: "Đôi khi lượng điện trong lưới điện bị dư, chúng ta không biết sử dụng ra sao, chúng ta sẽ phải cho những turbine gió ngưng hoạt động. Còn giờ đây, khi chúng tôi đi vào vận hành, chúng tôi có thể tận dụng được những nguồn điện đó."

Công trình trị giá 50 triệu EUR này có khả năng tích trữ một lượng nhiệt 200 Megawatts, tức là đủ cung cấp nước nóng cho Berlin trong mùa hè và 10% trong mùa đông. Chiếc bồn chứa khổng lồ, cách nhiệt này có thể giữ nước nóng tới 13 giờ, giúp bù đắp lượng nhiệt thiếu hụt, khi có ít gió hay ánh nắng mặt trời.





Bà Wielgoss còn cho biết: công trình cũng có thể sử dụng nhiệt từ các nguồn khác nữa - chẳng hạn lượng nhiệt từ nước thải. Khi chiếc "bình thủy" lớn nhất Châu Âu này hoàn thành vào cuối năm nay, dự trù, sẽ có một chiếc khác sẽ được xây dựng ở Hà Lan.

Bettina Jarasch, quan chức cao cấp, phụ trách mảng khí hậu, của Berlin, cho biết: Càng xây dựng nhanh các hệ thống sưởi kiểu như thế, càng tốt.

Bà nói với hãng tin AP rằng: "Do vị trí địa lý, khu vực Berlin lệ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu từ Nga hơn các vùng khác của nước Đức. Đó là lý do, chúng tôi phải nhanh chóng tiến hành công việc."

Bà còn cho biết: "Cuộc chiến tại Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng, cho chúng tôi biết rằng, chúng tôi phải tiến hành nhanh hơn nữa."

"Trước là để trung hòa (môi trường khí hậu), sau nữa, là để độc lập, không còn lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu."

Nỗ lực sử dụng ít khí đốt hơn đã mang lại những hiệu quả rõ ràng và ngay lập tức: so với năm ngoái (2021), lượng khí đốt tiêu thụ ở Đức đã giảm 14.3% trong 5 tháng đầu năm nay.

Còn bà Wielgoss thì tự tin khẳng định: các khách hàng của Vattenfall sẽ không phải chịu cảnh giá lạnh trong mùa đông sắp tới, bất chấp nguồn cung khí đốt từ Nga chập chờn, khi Nga muốn phản ứng lại các biện pháp cấp vận và trừng phạt của Tây phương bằng cách cắt giảm lượng khí đốt chảy qua các hệ thống đường ống chính.

Dầu vậy, bà Wielgoss cũng lên tiếng: "Các khách hàng ở Đức sẽ được bảo vệ. Chúng tôi cam đoan sẽ không có chuyện thiếu hụt. Nhưng dĩ nhiên, chúng tôi cũng xin mọi người hãy sẵn sàng để bắt đầu việc tiết kiệm năng lượng."

Bà nói thêm: "Mỗi kiowatt chúng ta tiết kiệm được đều có lợi cho đất nước."

Quả thật, Đức và các nước EU là các nước giàu có hàng đầu thế giới. Và họ cũng là những quốc gia có nhiều giải pháp thông minh. Khi đối mặt với một vấn đề bất kỳ, họ thường sớm có được những cách giải quyết tốt nhất, hiệu quả nhất.

Tổng hợp: Hoàng Long (Nhóm Phiên dịch Mai Khôi)

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ