Xóm đạo nơi ấy: Ngày túi bụi làm bánh, đốt lò... tối kéo vĩ đàn dây như thiệt!

Làng quê, xóm đạo ấy: nhà trai không đẹp giai, vì ngày ngày có khi vẫn phải lăn vô lò bánh để nướng, để lăn bột, đóng khuôn, để ship hàng. Nhà gái cũng vậy, bận túi bụi chợ búa, đâu có thời gian để đi uốn tóc, đánh móng. Làng quê ấy cũng là làng nghề nổi tiếng với nghề làm bánh kẹo các loại, bánh nhãn (Bánh nhãn Hải Hậu), bánh khảo, bánh mì, kẹo lạc... dù thuộc vùng chiêm đất lúa Hải Hậu (khá nổi tiếng với thương hiệu nếp, tám Hải Hậu), nhưng đa phần giáo dân thuộc làng này không làm lúa, nhưng toàn làm buôn bán và làm nghề bánh kẹo. Mỗi dịp lễ tết, đặc biệt là dịp Tết, làng bánh kẹo trên địa bàn giáo họ Đông Cường, cung cấp nhiều tấn bánh kẹo cho toàn quốc. Nhiều nhất là bánh nhãn, kẹo lạc. Hương vali, mùi đường, mùi mật thơm lừng khắp xóm. Bếp làm bánh, bếp làm kẹo nhiều khi hực lửa thâu đêm, xuyên tuần, xuyên tháng... để làm hàng cho kịp đơn, là chuyện thường. Cũng vất vả, nhưng được cái thu nhập cũng vì thế mà cải thiện hơn nhiều. Ngày bận bịu, nhưng tối đến vẫn phải đủ món, hội đoàn sinh hoạt xum tụ. Hội kèn Tây, hội nhạc bát âm (nhạc cụ dân tộc), hội hát (ca đoàn), rồi gần đây còn có cả món nhạc dây nữa. Hồi về quê chơi, nhìn các má các chị tay lóng ngóng kéo kéo món nhạc cụ rất khó chơi là violin, viola, mình tá hoả. Và thú thật, mình không tin tưởng lắm, rằng các mẹ các chị có thể chơi được. Mình đã từng chơi mình biết: violin, so với đàn phím, khó hơn nhiều, ngay cả với mình là dân học đàn, học nhạc nhiều năm.
Thánh đường cổ của giáo họ Đông Cường có các hoành cột bằng gỗ, sau khi cưa xẻ, đục đẽo đều được gắn kết lại với nhau bằng mộng, không sử dụng bất cứ cây đinh nào.

Làng quê, xóm đạo ấy: nhà trai không đẹp giai, vì ngày ngày có khi vẫn phải lăn vô lò bánh để nướng, để lăn bột, đóng khuôn, để ship hàng. Nhà gái cũng vậy, bận túi bụi chợ búa, đâu có thời gian để đi uốn tóc, đánh móng. Làng quê ấy cũng là làng nghề nổi tiếng với nghề làm bánh kẹo các loại, bánh nhãn (Bánh nhãn Hải Hậu), bánh khảo, bánh mì, kẹo lạc... dù thuộc vùng chiêm đất lúa Hải Hậu (khá nổi tiếng với thương hiệu nếp, tám Hải Hậu), nhưng đa phần giáo dân thuộc làng này không làm lúa, nhưng toàn làm buôn bán và làm nghề bánh kẹo. Mỗi dịp lễ tết, đặc biệt là dịp Tết, làng bánh kẹo trên địa bàn giáo họ Đông Cường, cung cấp nhiều tấn bánh kẹo cho toàn quốc. Nhiều nhất là bánh nhãn, kẹo lạc. Hương vali, mùi đường, mùi mật thơm lừng khắp xóm. Bếp làm bánh, bếp làm kẹo nhiều khi hực lửa thâu đêm, xuyên tuần, xuyên tháng... để làm hàng cho kịp đơn, là chuyện thường. Cũng vất vả, nhưng được cái thu nhập cũng vì thế mà cải thiện hơn nhiều.

Ngày bận bịu, nhưng tối đến vẫn phải đủ món, hội đoàn sinh hoạt xum tụ. Hội kèn Tây, hội nhạc bát âm (nhạc cụ dân tộc), hội hát (ca đoàn), rồi gần đây còn có cả món nhạc dây nữa. Hồi về quê chơi, nhìn các má các chị tay lóng ngóng kéo kéo món nhạc cụ rất khó chơi là violin, viola, mình tá hoả. Và thú thật, mình không tin tưởng lắm, rằng các mẹ các chị có thể chơi được. Mình đã từng chơi mình biết: violin, so với đàn phím, khó hơn nhiều, ngay cả với mình là dân học đàn, học nhạc nhiều năm.

Về thăm quê, rồi xa quê... hôm rồi vô tình coi được live-stream "Hoan ca Tạ ơn - Mừng Khánh thành Thánh đường Giáo họ Đất Vượt", mình thấy ca đoàn cùng với cả dàn nhạc tổng hợp của xóm đạo làng nghề Đông Cường ấy. Màn trình diễn của họ thật tuyệt vời. Tìm hiểu mới biết, hoá ra, làng Đông Cường và làng Đất Vượt (giáo họ Đất Vượt), là 2 xóm đạo, 2 giáo họ lớn nhất thuộc giáo xứ Quần Phương. Live-stream bữa đó, có giáo họ Đông Cường sang chung vui với giáo họ Đất Vượt mừng nhà thờ mới.

TÌNH NÀO LỚN HƠN (Ân Đức) - Ca đoàn & dàn nhạc tổng hợp Giáo họ Đông Cường (clip trích ra từ live-stream).

"Tình nào lớn hơn", bản thánh ca, ca ngợi các thánh tử đạo, của Lm. Ân Đức, rất thích hợp cho ca đoàn của giáo họ Đông Cường hát, vì Đông Cường chính là quê hương của cha thánh Bênađô Vũ Văn Duệ, vị linh mục tử đạo, nằm trong số các thánh tử đạo Việt Nam đã được tuyên phong. Tôi đã được nghe khá nhiều ca đoàn cả quốc nội lẫn hải ngoại hát, nhưng chưa thấy ca đoàn nào dàn dựng kỹ càng như họ. Chắc ca đoàn lẫn dàn nhạc phải đầu tư thời gian lắm mới có được kết quả tốt đẹp như vậy.

Anh ca viên lĩnh xướng ấy, dù có khoắc trên mình bộ sơ mi rồi đóng thùng chỉnh tề, thì người ta vẫn nhận ra, cái nét chân chất của một người lao động chân tay nơi anh. Không đẹp nét hình, nhưng sự biểu cảm của anh thật thiết tha và rõ ràng đó là nét thành kính của một người hát lên những lời mà anh thấm, anh hiểu.

Rồi dàn kèn: đa số không phải là nhạc công chuyên nghiệp, dù kinh tế không hẳn là quá dư dả, nhưng họ đều sẵn lòng bỏ tiền túi ra, sắm nhạc cụ, bỏ thời gian học nhạc, rồi tập kèn... để phụng sự việc chung, góp tiếng nhạc, tiếng kèn trong mỗi dịp sinh hoạt của giáo họ, giáo xứ hay giáo phận.

Dù giáo họ tính ra cũng không phải thành thị gì to tát, nhưng dầu sao, cũng ở ngay trung tâm huyện, đời sống giờ cũng đã tấp nập, bao nhiêu dịch vụ giải trí, bao nhiêu món ăn chơi cuốn hút khác. Vậy mà, những hoạt động của giáo họ, các đoàn hội vẫn nhịp nhàng đều đặn. Tốt quá, xét ra vẫn còn khả quan hơn nhiều giáo xứ, giáo họ chốn đô thị, giờ kiếm thành viên cho các đoàn hội rất khó.

Nhìn dàn nhạc, phải nói đúng là dàn nhạc "tổng hợp"... Lần đầu tui thấy, dàn kèn đồng được phối chung, chơi chung với cả dàn nhạc "bát âm" (8 nhạc cụ dân tộc). Mà không sao, âm thanh nói chung vẫn chấp nhận được. Nhìn qua nhìn lại, tôi vẫn thấy nể các chị các bà kéo violin. Tay chắc cũng chẳng còn mềm mại nữa, lại cũng chẳng dư dả thời gian, nhiều chị buôn bán tối mặt, bán hàng, làm bánh... vậy mà vẫn tranh thủ kiếm được ngón nghề kéo vĩ chơi nhạc, món nhạc cụ mà tôi đã từng tập và đã từng bỏ ngang, vì thấy khó quá.

Vẫn biết, thời thế sẽ thay đổi nhiều nhiều, bối cảnh xóm đạo cũng vì thế mà phải thích ứng, đổi thay, có những nếp xưa sẽ trở nên cũ kỹ và phải thay đổi... Nhưng rất mừng khi làng nghề nơi xứ đạo ấy trong những năm gần đây vẫn thích ứng và bắt nhịp kịp thời được với thị trường, đời sống bà con giáo dân ổn định, rất ít người phải đi làm xa, do vậy lối sống quần tụ, cố kết, gắn bó của một giáo xứ, giáo họ truyền thống ít bị xáo trộn.

Mừng nữa, là đã có nhiều bạn trẻ đã theo học đại học, cao đẳng... không giống như ngày trước, hồi tôi học cấp III, cả lớp hơn 60 học sinh, mà chỉ có 3 bạn là người Công giáo. Các bạn trẻ đã có điều kiện hơn, ý thức hơn về tầm quan trọng tri thức, lại được sự động viên của cha sở. Và tôi không lạ, là có nhiều bạn đã theo học các ngành có liên quan đến âm nhạc.

Làng quê, xóm đạo nơi tôi sống một quãng thời gian đủ dài để nhớ, để thương, là như vậy đó. Mời bạn, tiện dịp thời ghé thăm một lần cho biết.

Mõ Làng Bể

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ