Thưa vâng với Chúa, nhưng lại nói không với Hội thánh, vậy là không hiểu, không biết Chúa Giêsu

👀 Về cuộc đời công khai của Đức Giêsu: người ta thường hiểu lầm rằng, Chúa muốn phá bỏ Lề Luật, người ta nhìn Chúa như kiểu một tay yêng hùng dám thách thức cả dân tộc và truyền thống. Nhưng Đức Giêsu khẳng định rõ ràng về vai trò thật sự của Ngài thế này: Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn (Mt 5,17). NGUỒN: https://aleteia.org/2022/06/08/saying-yes-to-christ-but-no-to-church-means-we-dont-understand-jesus/
Mt 5,17-19: Trích đoạn Kinh thánh liên quan
Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.

Vấn đề được Đức Giêsu đặt ra trong trích đoạn Kinh thánh: hoàn toàn không phải là chuyện Lề Luật, nhưng là việc giải thích Lề Luật và áp dụng cách quá cứng ngắc truyền thống.

Về cuộc đời công khai của Đức Giêsu: người ta thường hiểu lầm rằng, Chúa muốn phá bỏ Lề Luật, người ta nhìn Chúa như kiểu một tay yêng hùng dám thách thức cả dân tộc và truyền thống. Nhưng Đức Giêsu khẳng định rõ ràng về vai trò thật sự của Ngài thế này: Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn (Mt 5,17).

Đức Giêsu hoàn toàn không có ý bãi bỏ: Lề Luật mà Thiên Chúa đã ban cho ông Môsê, hay truyền thống nhiều thế kỷ vốn làm nền, thiết định nên dân tộc Israel. Cái Ngài muốn phá bỏ, chính là lối giải thích Lề Luật, và việc áp dụng cách cứng ngắc các lề thói thuộc truyền thống.

Vì thế, chúng ta sẽ thấy không hề có sự bãi bỏ nhưng là kiện toàn Lề Luật nơi những giáo huấn của Đức Giêsu. Ngày hôm nay, chúng ta có thể bị vướng phải một cám dỗ để quan niệm rằng: một đức tin Kitô thì chẳng cần gì đến thần học nữa, chẳng cần còn phải có các chuẩn mực đạo đức, chẳng cần tới phụng tự, hay chẳng cần các tổ chức hội đoàn gì nữa. Sự thật là thế này: dù cho tất cả những thứ, những điều vừa kể rất có thể khiến dẫn tới những kinh nghiệm rằng thay vì hướng tới một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, chúng lại cản trở cuộc gặp gỡ đó; và giải pháp thì không phải là bãi bỏ chúng, nhưng là phải áp dụng chúng sao cho tốt, làm cho chúng trở nên hoàn thiện.

Thưa xin vâng với Đức Giêsu, mà lại nói không với Hội thánh, nghĩa là chúng ta đã không hiểu, không biết Đức Giêsu. Thưa vâng với Yêu Thương, mà lại khước từ các ràng buộc lề luật, nghĩa là chúng ta chẳng hiểu Yêu Thương là cái gì cả. Bảo rằng sẵn sàng kết thân với Thiên Chúa, nhưng lại gạt bỏ mọi quy định lễ nghi phụng tự, nghĩa là: bạn đang nhập nhằng lẫn lộn giữa ý riêng với bản chất của các sự việc.

Chúng ta rất nên cảnh giác, đề phòng trước những người, khi họ muốn dạy chúng ta điều gì mới, họ liền phá bỏ hết những gì là cũ xưa - thường thì, khi một điều gì đó thật sự là đúng đắn, nó sẽ làm mới sự hiểu biết của chúng ta về những gì là xưa cũ, bằng một sự soi rọi xác đáng, mà không cần phải thí bỏ bất cứ điều gì.

Hoàng Long (Nhóm Phiên dịch Mai Khôi) lược dịch từ ALETEIA

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ