6 bức họa cổ xưa nhất về Đức Giêsu

Theo như những gì đã được trình bày sơ qua trong một bài viết mới đây về diện mạo thực sự của Đức Giêsu, thì những gì chúng ta biết được về diện mạo của Đức Giêsu, hầu hết đều là sản phẩm của luật hội hoạ. Bởi vì, cả Kinh thánh hay Kinh thánh Tân ước đều chẳng có bất kỳ mô tả nào về diện mạo của Đức Kitô cả, các hoạ sĩ hay những người thợ vẽ tranh tường (mosaic) thường áp dụng những quy tắc hội hoạ của thời đại họ, để tạo ra một hình ảnh cụ thể về “Con Thiên Chúa”. Điều này có nghĩa rằng, những bức họa lâu đời nhất mô tả về Đức Giêsu, sẽ giúp cung cấp những hiểu biết quý báu về phong cách icon hết sức đa dạng của những nơi chốn, địa danh và con người, đã tạo nên cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Bức Đấng Kitô Toàn Năng (Christ Pantocrator), thế kỷ VI
Chiêm ngắm các bức họa mô tả Đức Giêsu, chúng ta có thể học biết được nhiều điều về quy tắc hội hoạ thời cộng đoàn tín hữu sơ khai.

Bức Đấng Kitô Toàn Năng (Christ Pantocrator), thế kỷ VI

Theo như những gì đã được trình bày sơ qua trong một bài viết mới đây về diện mạo thực sự của Đức Giêsu, thì những gì chúng ta biết được về diện mạo của Đức Giêsu, hầu hết đều là sản phẩm của luật hội hoạ. Bởi vì, cả Kinh thánh hay Kinh thánh Tân ước đều chẳng có bất kỳ mô tả nào về diện mạo của Đức Kitô cả, các hoạ sĩ hay những người thợ vẽ tranh tường (mosaic) thường áp dụng những quy tắc hội hoạ của thời đại họ, để tạo ra một hình ảnh cụ thể về “Con Thiên Chúa”. Điều này có nghĩa rằng, những bức họa lâu đời nhất mô tả về Đức Giêsu, sẽ giúp cung cấp những hiểu biết quý báu về phong cách icon hết sức đa dạng của những nơi chốn, địa danh và con người, đã tạo nên cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.

Dưới đây là danh sách 6 bức họa cổ xưa nhất mà các sử gia biết đến, mô tả về Đức Giêsu:

1. Bích họa Alexamenos, thế kỷ I


Bức bích hoạ này mô tả một người đang nhìn một người đầu lừa bị đóng đinh thập giá, nó được khắc trên một bức tường bằng vữa ở Rôma hồi thế kỷ I. Nếu bạn cảm thấy bối rối hay bị xúc phạm trước những gì được vẽ ra, đó là do bởi vì, bức bích hoạ này không được vẽ ra để mừng kính Đức Giêsu, nhưng được vẽ ra để nhạo báng. Hồi thế kỷ I, Kitô giáo không phải là một tôn giáo chính thức, và hầu hết cư dân Rôma đều nhìn các tín đồ của tôn giáo này với ánh mắt nghi kỵ. Bức bích hoạ này có lẽ đã được vẽ ra để trêu chọc một tín hữu tên là Alexandros nào đó, với hàm ý rằng, anh ta thờ một vị Thiên Chúa “có cái đầu lừa”. Lời mô tả đi kèm bức hoạ quả thực có nội dung thế này: “Alexandro đang thờ Chúa của hắn”. Và thực tế là, “Chúa của Alexandro” thực sự đã bị đóng đinh vào thập giá, điều ấy càng trở nên tệ hơn, khi mà hồi thế kỷ I, hình phạt đóng đinh thập giá được dành riêng cho những kẻ phạm trọng tội.

Bích họa Alexamenos, thế kỷ I

2. Bức Mục Tử Nhân Lành, thế kỷ III


Mặc dù các sách Tin Mừng không mô tả cho chúng ta biết ngoại diện thể lý của Đức Giêsu ra sao, nhưng các sách ấy lại cung cấp nhiều mô tả ẩn dụ về Người. Có lẽ, ẩn dụ ấn tượng nhất chính là ẩn dụ Mục Tử Nhân Lành. Trong Tin Mừng theo thánh Gioan (10,11 và 10,14), Đức Giêsu khẳng định: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Bởi thế chẳng lạ gì việc, nhiều hoạ sĩ là Kitô hữu sơ khai đã dùng hình tượng người mục tử để mô tả về Đức Kitô. Và đa số họ đã thực hiện việc ấy, bằng cách kết hợp những khuôn mẫu hình tượng mục tử tiêu biểu trong hội hoạ Hy Lạp và Rôma đương thời. Bức hoạ này, được vẽ trên tường của hang toại đạo thánh Callisto, mô tả Đức Giêsu đang mang trên vai một con chiên con, giống như hình tượng khá tiêu biểu là hình tượng “moskophoros” (nghĩa là người vác chiên con), vốn đã có trong hội hoạ Hy Lạp ngay từ năm 570 tcn.

Bức Mục Tử Nhân Lành, thế kỷ III

3. Bức Các Đạo Sỹ bái lạy Chúa Con, thế kỷ III


Một hình tượng khác về Đức Giêsu trong Tân ước chính là hình tượng được mô tả trong cuộc viếng thăm, bái lạy của các Đạo Sỹ, được mô tả trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu 2,1-12. Việc Chúa “hiển linh” là một trong những mô tả được nhắc tới nhiều nhất trong cuộc đời của Đức Giêsu, vào thời các Kitô hữu sơ khai. Bức hoạ các Đạo Sỹ bái lạy Hài Nhi, được tạc trên một chiếc quách bằng đá hồi thế kỷ III, hiện giờ đang được giữ trong Bảo tàng Vatican, Rôma.

Bức Các Đạo Sỹ bái lạy Chúa Con, thế kỷ III

4. Bức Chữa lành người bại liệt, thế kỷ III


Một trong những phép lạ của Đức Giêsu được thuật lại trong các Tin Mừng — Mt 9,1-8, Mc 2,1-12 và Lc 5,17-26 — cho biết, Người đã chữa lành một người bại liệt tại Ca-phác-na-um, một thành thuộc Ít-ra-en thời đó. Từ đó, trình thuật này trở thành một chủ đề được lặp đi lặp lại trong nghệ thuật tranh ảnh thánh Kitô giáo. Bức họa mô tả việc chữa lành người bại liệt này, có từ thế kỷ III, được tìm thấy trên một giếng rửa tội trong một thánh đường bị bỏ hoang rất lâu tại Syria. Đây là một trong những bức họa cổ xưa nhất mô tả về Đức Kitô mà các sử gia từng biết.

Bức Chữa lành người bại liệt, thế kỷ III

5. Bức Đức Kitô ở giữa thánh Phêrô và thánh Phaolô, thế kỷ IV


Bức hoạ về Đức Kitô này, có từ thế kỷ IV, mô tả Người ngồi giữa thánh Phêrô và thánh Phaolô. Nó được vẽ trong hang toại đạo thánh Marcellinus và thánh Phêrô trên đường Labicana ở Rôma, gần dinh thự của hoàng đế Constantine. Phía dưới ba nhân vật chính của bức họa — Đức Giêsu, thánh Phêrô và thánh Phaolô — chúng ta thấy có bốn nhân vật nữa là thánh Gorgonius, thánh Phêrô, thánh Marcellinus, và thánh Tiburtius, bốn vị thánh tử đạo đã được chôn cất trong hang toại đạo này, và các vị được mô tả là đang chỉ tay về Con Chiên Thiên Chúa trên ngai thiên giới dành cho Người.

Bức Đức Kitô ở giữa thánh Phêrô và thánh Phaolô, thế kỷ IV

6. Bức Đấng Kitô Toàn Năng (Christ Pantocrator), thế kỷ VI


Pantocrator trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “một người có quyền năng trên hết mọi người, mọi sự”. Đấy chính là cách thức chuyển ngữ từ những lối nói của người Híp-ri trong Cựu ước để mô tả Thiên Chúa, như “Chúa các đạo binh” (Sabaot) và “Đấng Toàn Năng” (El Shaddai), sang tiếng Hy Lạp. Để diễn tả những phẩm tính cao cả như thế, các hoạ sỹ vẽ tranh ảnh thánh theo trường phái Byzantine đã sử dụng những biểu trưng, những đặc nét ám chỉ khác nhau, chẳng hạn, tay phải rộng mở, ám chỉ năng lực và uy quyền. Bức hoạ này là tác phẩm cổ xưa nhất về chủ đề “Đấng Kitô Toàn Năng” trên thế giới. Những biểu cảm khác nhau bên nửa trái và nửa phải trên khuôn mặt của Đức Giêsu có lẽ ám chỉ về bản tính kép, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, của Người. Bức họa này được vẽ trên một tấm gỗ tầm khoảng thế kỷ VI hay VII, và đang được lưu giữ trong Đan viện thánh Catherine trên núi Sinai, Ai Cập, một trong những đan viện cổ kính nhất trên thế giới.

Bức Đấng Kitô Toàn Năng (Christ Pantocrator), thế kỷ VI

Vittoria Traverso
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ