Kim Dung và nỗi đau mất cha

Khi cha chết, Kim Dung đang làm việc tại Hong Kong. Vô cùng đau xót. Ông khóc ba ngày ba đêm và đau đớn vật vã trong nửa năm. Kết cục, ông chỉ còn biết dồn nỗi đau vào ngòi bút. Chúng ta có thể thấy tất cả các đại hiệp trong tiểu thuyết của Kim Dung mang hình bóng của ông ở khía cạnh mất cha, hay đang đi tìm cha như Dương Quá, Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Thạch Phá Thiên... / Và vì vậy, các thiếu niên anh hùng này buộc phải tự lập, có nhiều nghị lực để vượt lên những gian khổ cuộc đời và trong lòng họ luôn có nhiều tâm sự sâu kín. Thêm một lý do nữa, việc có một mối quan hệ không suôn sẻ với người cha của mình cũng thúc đẩy các mâu thuẫn, đặt ra cho nhân vật chính nhiều nghịch cảnh, buộc họ phải lựa chọn. Source: fb.com/anhthianna/posts/2030948286984678
Kim Dung và nỗi đau mất cha
Nhà văn Kim Dung có một người cha danh tiếng là Tra Thụ Huân. Gia tộc họ Tra vô cùng danh giá tại Triết Giang.Trong từ đường họ Tra còn treo ngự bút của Khang Hy hoàng đế. Họ Tra là một trong những gia tộc lớn nhất ở Giang Nam, có lịch sử nghìn năm từ những triều đại Đường, Tống… Năm 1924, Kim Dung ra đời, gia tộc đã suy vi nhưng còn 3600 mẫu đất, hơn 100 nông dân, các tiền trang. Trong nhà có 5 đại viện và hơn 90 căn phòng, ngoài ra còn có hoa viên lớn. Cha của Kim Dung tốt nghiệp Đại học Giáo hội, đại học Chấn Đán ở Thượng Hải. Ở quê nhà, Tra Thụ Huân thường ra tay cứu tế, làm nhiều điều nghĩa hiệp. Những năm cuối đời ông đã dành rất nhiều sức lực, của cải để xây dựng nghĩa trang, miếu thờ tổ tiên và cả trường học. Ông còn đem 1000 mẫu đất của gia đình để dựng “Nghĩa điền” chia ruộng cho các hộ dân làm đất cấy cày. Ông cũng tích cực cứu tế dân nghèo, giảm, miễn thuế cho điền nông. Tại quê nhà, ông còn xây trường tiểu học Long Đầu Các miễn phí cho trẻ nhỏ.

Một hình ảnh trong bộ hình 20.000 bức, về cách mạng văn hoá, mà nhiếp ảnh gia Lý Chấn Thịnh đã đánh liều mạng sống để giữ lại được cho đến ngày nay.
Một hình ảnh trong bộ hình 20.000 bức, về cách mạng văn hoá, mà nhiếp ảnh gia Lý Chấn Thịnh đã đánh liều mạng sống để giữ lại được cho đến ngày nay.

📋 Số người chết trong cách mạng văn hoá ước chừng bao nhiêu?

— Gs. Đinh Trữ, giáo sư về lịch sử đương đại Trung Quốc, cho biết: “Cách mạng Văn hóa” làm khoảng hai triệu người Trung Quốc chết bất thường.

— Gs. Tô Dương, phân hiệu Irvine Đại học California, thống kê theo số liệu từ 1.520 cuốn Huyện Chí đã ước tính ở nông thôn có ít nhất 750.000 – 1,5 triệu người bị bức hại đến chết; một số người tương đương bị tra tấn tàn tật; ít nhất 36 triệu người bị bức hại chính trị dưới các hình thức khác nhau. Con số này chưa kể nạn nhân tại các thành phố lớn.


Vào cách mạng ruộng đất tại Trung Quốc những năm 1950, ông bị quy địa chủ, song ở quê dân không ai đấu tố ông vì mang ơn sâu nặng. Cuối cùng, người ta gán cho ông bốn tội danh: Kháng lương (không chịu nộp lương thảo), chứa chấp thổ phỉ, âm mưu sát hại cán bộ, bịa đặt phá hoại, tạo tin đồn thất thiệt. Tra Thụ Huân bị kết tội là địa chủ bất hợp pháp, phải chịu xử bắn.

Ngày bị xử bắn, ông không được thay quần áo, không được uống rượu, ăn cơm, bị trói cổ đưa đến sân vui chơi của trường tiểu học Long Đầu Các. Thụ Huân bị bốn người đồng thời dùng súng bắn đến khi ngã gục xuống. Sau khi ông chết, mộ phần cũng không được để lại tên tuổi.

Khi cha chết, Kim Dung đang làm việc tại Hong Kong. Vô cùng đau xót. Ông khóc ba ngày ba đêm và đau đớn vật vã trong nửa năm. Kết cục, ông chỉ còn biết dồn nỗi đau vào ngòi bút. Chúng ta có thể thấy tất cả các đại hiệp trong tiểu thuyết của Kim Dung mang hình bóng của ông ở khía cạnh mất cha, hay đang đi tìm cha như Dương Quá, Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Thạch Phá Thiên...

Kim Dung và nỗi đau mất cha

Và vì vậy, các thiếu niên anh hùng này buộc phải tự lập, có nhiều nghị lực để vượt lên những gian khổ cuộc đời và trong lòng họ luôn có nhiều tâm sự sâu kín. Thêm một lý do nữa, việc có một mối quan hệ không suôn sẻ với người cha của mình cũng thúc đẩy các mâu thuẫn, đặt ra cho nhân vật chính nhiều nghịch cảnh, buộc họ phải lựa chọn. Có người sùng kính, ngưỡng mộ chỉ mong nối chí cha, có người lại oán hận, căm thù người cha ruột như cừu địch. Điều đó giúp Kim Dung thả sức sáng tạo cốt truyện và tạo ra những điểm cao trào, kịch tính. Từ đó, các đại hiệp của Kim Dung thành anh hùng.

Hôm nay, Kim Dung đang đoàn tụ với cha già của ông nơi chín suối, nhưng những nhân vật chính của ông vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình tìm cha. Dương Quá tìm cha, Tiêu Phong tìm cha, Đoàn Dự tìm cha, Hư Trúc tìm cha, Thạch Phá Thiên tìm cha, Trương Vô Kỵ tìm nghĩa phụ… Tất cả đều đang tha thiết đi tìm cha.

Nguyễn Thị Bích Hậu
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng:

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ