Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam

Tôi đã gần 50 tuổi, chủ yếu sống xa Việt Nam gần 30 năm nay. Tôi cảm nhận được rõ 30 năm nữa là như thế nào. Đó chỉ là lâu hơn ngày mai, tuần tới, tháng sau, năm sau một chút. Nó luôn xảy ra sớm hơn ta nghĩ. Khi nó xảy ra rồi thì ta chỉ còn cách tự hỏi ta đã làm gì với 30 năm. Khi con tôi nói với tôi rằng nó sẽ không có con vì tương lai sẽ rất tồi tệ, tôi đã nghĩ rằng trong con mắt của trẻ vị thành niên, cuộc sống luôn có mầu bi kịch. Bây giờ tôi không nghĩ như thế nữa. Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi, thiên nhiên đang thay đổi. Môi trường cho cuộc sống duy trì và nảy nở đang thay đổi. Và theo chiều hướng không tốt cho cuộc sống. Source: fb.com/ngobaochau.2/posts/1357524604420061 Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam
Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam

Tôi đã gần 50 tuổi, chủ yếu sống xa Việt Nam gần 30 năm nay. Tôi cảm nhận được rõ 30 năm nữa là như thế nào. Đó chỉ là lâu hơn ngày mai, tuần tới, tháng sau, năm sau một chút. Nó luôn xảy ra sớm hơn ta nghĩ. Khi nó xảy ra rồi thì ta chỉ còn cách tự hỏi ta đã làm gì với 30 năm.

Khi con tôi nói với tôi rằng nó sẽ không có con vì tương lai sẽ rất tồi tệ, tôi đã nghĩ rằng trong con mắt của trẻ vị thành niên, cuộc sống luôn có mầu bi kịch. Bây giờ tôi không nghĩ như thế nữa. Phải bịt tai, bịt mắt lại mới không nhận thấy khí hậu đang thay đổi, thiên nhiên đang thay đổi. Môi trường cho cuộc sống duy trì và nảy nở đang thay đổi. Và theo chiều hướng không tốt cho cuộc sống.

Cái viễn cảnh 30 năm toàn bộ các tỉnh miền tây nơi 20 triệu người đang sinh sống sẽ ngập dưới nước biển có làm cho ta thức tỉnh không? Đấy không chỉ là nội dung của một bài báo trên Nature mà là cái chúng ta nhìn thấy hàng ngày với nạn sụt lở ngày một trầm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đã đến lúc hay chưa đặt yêu cầu môi trường lên như một trong những ưu tiên như một trong những ưu tiên cao nhất: ưu tiên như để dành tiền để phòng xa chuyện sức khoẻ cho ngươi thân, cho con cái đi học, có nhà cửa xe cộ tiện nghi, ưu tiên như có bảng cân đối kinh doanh ở chỗ làm, có tiền hàng tháng chảy vào tài khoản?

Đã đến lúc hay chưa điểm lại hành vi của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: túi nilon, ống hút nhựa có cần cho cuộc sống của chúng ta hay không, chúng ta có cần nhiều quần ái giầy dép đến mức đấy hay không, chúng ta có cần tiêu thụ lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật lớn như hiện nay hay không. Tôi đã biết một cuộc sống không có túi nilon, ống hút nhựa, mỗi năm may ra có được một cái áo mới, một tháng được phân phối ba lạng thịt. Tôi không muốn quay lại cuộc sông đó nhưng tôi hiểu rằng đa số những tiện nghi mà tôi được hưởng là không cần thiết đề duy trì cuộc sống của tôi và tôi cần sẵn sàng buông bỏ nếu cái giá cho tiện nghi của tôi chính là cuộc sống của thế hệ tương lai.

Đã đến lúc hay chưa điểm lại xem trong cuộc sống xã hội bao nhiêu phần thời gian và năng lượng chúng ta dành cho môi trường? Liệu có nên dành ít nhất 5% thời gian xã hội cho việc giữ gìn môi trường chung hay không. Bạn đã bao giờ có can đảm nhắc nhở một người không quen vừa xà rác vô ý thức hay chưa.

Lần cuối cùng bạn trồng cây là khi nào?

Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam

Đã đến lúc hay chưa nhà nước, chính phủ phải đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường của các chính sách do mình đưa ra? Ví dụ như tăng trưởng nhiệt điện từ 10% trước 2010 đến 45% của tổng sản lượng điện có đúng không, có ảnh hưởng môi trường đến mức độ nào?

Nhà nước, chính phủ đã có chiến lược dài hạn đối phó với tình hình nước biển dâng, nước ngọt cạn ở đồng bằng sông Cửu Long hay chưa?

Tin liên quan:
✔️ Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây mặn chát!
✔️ Tăng đầu tư đột biến, Trung Quốc muốn đẩy nhà máy ô nhiễm sang Việt Nam?
✔️ Vấn nạn của quốc gia
✔️ Trung Quốc cố tình “hiến kế” cho Campuchia phá hủy Đồng bằng sông Cửu Long

GS. Ngô Bảo Châu
Bài về chủ đề Hù doạ-Nguy cơ:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ