Sinh viên thần học ham thích âm nhạc, lập kênh Youtube để hồi sinh gia sản thánh ca tiếng Latinh

Hai tu sỹ Đa Minh ở Fribourg (Thuỵ Sỹ) mới lập một kênh Youtube để hồi sinh, và để giới thiệu gia sản phụng vụ của Dòng Đa Minh qua các bản thánh ca tiếng La-tinh. Theo ý hướng ban đầu, là nhắm tới các cộng đoàn tu trì, tuy nhiên, dù mới chỉ được lập ra cách đây mới có mấy tháng, kênh này đã có tới 2.200 người đăng ký theo dõi (subscriber). Anh Stefan Ansinger và anh Alexandre Frezzato nói: “Thật không may, chẳng có tài liệu tra cứu nào cả!”. Hai tu sỹ đã và đang tìm hiểu về các bản thánh ca trong năm vừa rồi. Họ là các thầy học viện Dòng Đa Minh, có tuổi đời 27 và 28, ưu tư về gia sản phụng vụ có tuổi đời hơn 800 năm, phong phú và quý báu của Dòng. Đã theo học ở Fribourg lần lượt là 2 và 3 năm, các thầy hết mực mong muốn âm nhạc truyền thống được sử dụng nhiều hơn trong cộng đoàn mình. Thế là các thầy đã quyết định vận dụng sức mạnh của công nghệ mới. Các sinh viên thần học ham thích âm nhạc lập kênh Youtube để hồi sinh kho tàng thánh ca tiếng La-tinh
Các sinh viên thần học ham thích âm nhạc lập kênh Youtube để hồi sinh kho tàng thánh ca tiếng La-tinh

Hai thầy Stefan và Alexandre mới lập kênh có tên là OPChant (OP là chữ viết tắt của Dòng Anh em Giảng thuyết, Order of Preachers, ở Việt Nam quen gọi là Dòng Thánh Đa Minh).

Hai tu sỹ ở Fribourg (Thuỵ Sỹ) mới lập một kênh Youtube để làm sống lại, và để giới thiệu gia sản phụng vụ của Dòng Đa Minh qua các bản thánh ca tiếng La-tinh. Theo ý hướng ban đầu, là nhắm tới các cộng đoàn tu trì, tuy nhiên, dù mới chỉ được lập ra cách đây mới có mấy tháng, kênh này đã có tới 2.200 người đăng ký theo dõi (subscriber).

Anh Stefan Ansinger và anh Alexandre Frezzato nói: “Thật không may, chẳng có tài liệu tra cứu nào cả!”. Hai tu sỹ đã và đang tìm hiểu về các bản thánh ca trong năm vừa rồi.

Họ là các thầy học viện Dòng Đa Minh, có tuổi đời 27 và 28, ưu tư về gia sản phụng vụ có tuổi đời hơn 800 năm, phong phú và quý báu của Dòng. Đã theo học ở Fribourg lần lượt là 2 và 3 năm, các thầy hết mực mong muốn âm nhạc truyền thống được sử dụng nhiều hơn trong cộng đoàn mình. Thế là các thầy đã quyết định vận dụng sức mạnh của công nghệ mới.

Hai chàng thanh niên trẻ ấy đã lập kênh Youtube để chia sẻ các bản thánh ca Dòng Đa Minh tiếng La-tinh với các cộng đoàn khác, và với những ai thích tìm hiểu. “Có một thuận lợi là, với các bản bình ca Gregoriô, việc chuyển ngữ không phải là vấn đề!”, thầy Alexander nhún vai chia sẻ như thế.

Đưa thánh ca đến với không gian mạng


Các thầy muốn vừa hồi sinh vừa muốn phổ biến truyền thống hát thánh ca bằng tiếng La-tinh, nhưng không chỉ có thế, thầy Alexandre chia sẻ với trang tin Aleteia, “Chúng tôi muốn làm cho việc tìm hiểu này vừa thực tế, vừa phải thật thẩm mỹ, thú vị nữa.”

“Bối cảnh đẹp được chọn cho các cảnh quay, vừa hấp dẫn cho các cộng đoàn của chúng tôi, nhưng cũng nhắm sao thu hút được càng nhiều càng tốt các sinh viên đang tìm hiểu về thánh ca.” Dùng nghệ thuật, cái đẹp để thông truyền Đức Tin là kỹ thuật được sử dụng từ lâu, nhưng anh đã nghĩ ra một câu khẩu hiệu rất bén để áp dụng vào cho thế kỷ XXI: “Biến không gian ảo thành không gian của thánh ca!”

Hai thầy Stefan và Alexandre cảm thấy, trên thế giới, nhiều người muốn học hát thánh ca online. Sau chưa đầy hai tháng tiếp cận không gian mạng, hai thầy đã được thực chứng rõ ràng dự cảm này. Thậm chí, còn có đôi điều khá bất ngờ nữa.

Một trong số đó là có rất nhiều sự phản hồi. Kênh Youtube OPChant hiện đã có hơn 2.200 người đăng ký theo dõi, và hơn 22.000 ngàn lượt xem. “Chúng tôi đã đi lên nhờ được truyền miệng, rỉ tai, đặc biệt là nhờ các anh em cùng dòng ở Mỹ và Ba Lan, các anh em này rất hứng thú với dự án này. Đã có truyền thống hát thánh ca có dàn nhạc dây đệm ở các quốc gia này. Dầu vậy, bất ngờ hơn nữa, chúng tôi nhận được rất nhiều phản hồi từ các anh chị em giáo dân Đa Minh ở Hà Lan, Argentina, và thậm chí là Ấn Độ. Các anh chị em này đã sử dụng các bản thánh ca này như là một phần trong kinh nguyện hàng ngày của mình. Điều này khiến tôi thực sự cảm động.” Hiện có 6.500 anh em tu sỹ và 2.500 nữ tu Đa Minh trên thế giới, nhưng con số các anh chị em giáo dân Đa Minh (cũng được gọi là “Dòng Ba Đa Minh”) còn đông hơn nhiều. Mạng lưới toàn cầu này, được cố kết qua nhiều thế hệ, đã giúp phát triển kênh Youtube này.

Tự làm, nhưng rất chuyên nghiệp


Về mặt kỹ thuật, hai thầy cho thấy một khả năng, mà người ta thường sẽ không nghĩ là có được nơi những con người mặc bộ áo thầy tu có từ hồi trung cổ này.

Thầy Alexandre mô tả, “Khi thực hiện một video mới, chúng tôi chọn bài và dợt ở nhà trước. Tiếp đến, chúng tôi kiếm một ngôi thánh đường hay nhà nguyện, gần nhà nếu được, hội đủ tối đa các yếu tố âm học. Chúng ta thấy, các ngôi thánh đường cổ là thích hợp nhất. Tại đây, ở Fribourg, các nữ đan sỹ Xi-tô lúc nào cũng sẵn sàng rộng tay chào đón chúng tôi. Đan viện của các chị ấy có tuổi đến hơn 1000 năm.”

Tiếp đến là các yếu tố có tính kỹ thuật. “Khi đến nơi, chúng tôi dựng giá sách, một cái microphone, một cái giá đỡ ba chân, cái máy quay, vậy là xong. Việc còn lại là hát.”

Bản phim có được đơn sơ nhưng được thâu chuyên nghiệp. Tất cả phần việc còn lại là chỉnh sửa nhẹ, đồng bộ phần tiếng và phần hình. Với các tu sỹ của thời đại số, những công việc này đơn gian và không tốn nhiều thời gian. Nhưng với các bậc đàn anh, thì hơi chật vật đấy.


Kênh OPChant là kênh độc nhất vô nhị, vì được bố cục, xây dựng theo lịch phụng vụ của Giáo hội. Thầy Alexandre cho biết, “Trong Tháng Mười Một và Tháng Mười Hai, chúng tôi sẽ đăng những bài thánh ca nhập lễ cho Lễ Giáng sinh, các điệp ca của buổi canh thức Giáng sinh, Lễ Nửa đêm Giáng sinh, Lễ ngày Giáng sinh, và các ngày tiếp sau đó.” Các video được đăng trước, để các sinh viên có thể lãnh hội thuần thục được các bài mới trước khi áp dụng trong phụng vụ.

Bạn nào muốn có các bài vở mới cho năm phụng vụ mới này, giờ bắt đầu vẫn chưa trễ đâu. Mọi người đều được hoan nghênh chào đón, và bài vở mới hàng tuần đều được đăng, trực tiếp từ dãy Alps. Chỉ cần đăng ký tại link này: Subscribe!

Tin liên quan:
✔️ Ca khúc & chia sẻ mới nhất của phó tế, nhạc sỹ Vũ Thành An, sau cơn “thập tử nhất sinh”, ngày 13/12/2019!
✔️ Yêu quá, chị ấy là Phật tử và hát thánh ca tặng các người bạn “một lòng yêu Chúa” của mình…
✔️ 3 truyện cười về các tu sỹ

Bérengère Dommaigné
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ