Tiếng khóc cuối cùng của tuổi trẻ trước khi đi vào cõi chết

Năm nay đánh dấu 60 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc. Trong số những câu chuỵên về chiến tranh, một câu chuyện mà ngày nay vẫn khiến mọi người nhỏ nước mắt là câu chuyện về thảm kịch của gần 4600 người trong đội cảm tử Thần Phong. (Bác nào giỏi tiếng Nga dịch bài này ra tiếng Nga nhé để các phi công Nga đang lái máy bay chiến đấu ném bom vào Ukraina đọc.) Source: https://fb.com/permalink.php?story_fbid=1590040754707993&id=100011062518050
Năm nay đánh dấu 60 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc. Trong số những câu chuỵên về chiến tranh, một câu chuyện mà ngày nay vẫn khiến mọi người nhỏ nước mắt là câu chuyện về thảm kịch của gần 4600 người trong đội cảm tử Thần Phong.

Vào tháng 10 năm 1944, quân Mỹ đặt chân lên Philippines. Vào thời điểm đó, quân Nhật lâm vào tình trạng thiếu vũ khí và sự thất bại đã hiện ra lờ mờ. Trong tình huống ấy, một kịch bản đánh bom cảm tử được tạo ra. Sau khi trút hết bom trên máy bay, người phi công sẽ đâm máy bay vào tàu kẻ địch. Đội quân này được gọi là đội cảm tử Thần Phong(神風特攻隊). Có lẽ họ đã là nguyên mẫu đầu tiên của những kẻ khủng bố hiện đại ngày nay.


Nhiệm vụ khủng khiếp này được giao cho những người lính trẻ khoảng 20 tuổi. Những người này đã nghĩ gì khi tuân lệnh và chấp nhận nhiệm vụ cảm tử đó? Những phi công của đội cảm tử thần phong bay từ sân bay Chiran ở tỉnh Kagoshima. Bảo tàng hòa bình Chiran đã được xây dựng trên nền sân bay bên trong những di ảnh, di vật của 1036 phi công đội Thần Phong được trưng bày cùng với những bức thư, nhật kí của họ được, những thứ được họ viết ra trước khi cất cánh và không bao giờ trở lại. Dưới đây là một vài ví dụ trong số đó.

🌸🌸🌸

母上お元気ですか
永い間本当に有難うございました
我六歳の時より育て下さりし母
継母とは言え世の此の種の女にある如き
不祥事は一度たりとてなく
慈しみ育て下されし母
有難い母尊い母
俺は幸福だった
遂に最後まで「お母さん」と呼ばざりし俺
幾度か思い切って呼ばんとしたが
何と意志薄弱な俺だったろう
母上お許し下さい
さぞ寂しかったでしょう
今こそ大声で呼ばして頂きます
お母さんお母さんお母さんと

Mẹ kính yêu! Mẹ có khỏe không?
Cảm ơn mẹ thời gian dài vất vả
Đã dạy dỗ con từ khi con sáu tuổi
Mẹ là mẹ kế mà không giống những mẹ kế kia
Mẹ đã cho con tình yêu mẫu tử
Mẹ-người con biết ơn, người con kính trọng
Con đã hạnh phúc biết bao
Đến giờ con chưa một lần gọi mẹ
Cho dù đã bao lần con gắng gọi "mẹ ơi"
Con thật yếu đuối biết bao phải không mẹ nhỉ!
Mẹ kính yêu hãy tha thứ cho con!
Chắc hẳn mẹ đã rầu lòng biết mấy
Giờ mẹ hãy cho con gọi mẹ thật to
Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ ơi!

(Aihana Nobuo, 18 tuổi, chết ngày 4 tháng 5 năm 1945,
gửi cho mẹ ngày 11 tháng 4 năm 1945)

🌸🌸🌸

"Mẹ, cuối cùng con phải viết cho mẹ một lá thư buồn. Một bài thơ thôi thúc con nhớ mẹ. Con đã thực sự hạnh phúc. Con đã thực sự ích kỉ, nhưng hãy tha thứ cho con bởi vì nó cũng là biểu hiện tình yêu ngọt ngào của con dành cho mẹ.

Được chọn là người lái máy bay tấn công đấy cũng là vinh dự, nhưng con khóc khi con nghĩ về mẹ. Thật đau đớn khi nghĩ mẹ dành cho con cả cuộc đời và con là tương lai của mẹ vậy mà con chưa làm được một điều gì làm mẹ vui lòng hoặc làm cho mẹ có những phút thanh bình. ..

Con viết cho mẹ lá thư này bởi con sẽ xuất phát vào ngày mai. Có thể con sẽ có cơ hội bay qua Hakata. Đấy thực là một niềm hạnh phúc. Con sẽ nói lời từ biệt mẹ từ trên cao... con cảm thấy con có thể nhìn thấy mẹ bất cứ lúc nào. Thật là buồn bã khi nghĩ rằng con sẽ không thể gặp lại mẹ."


(HAYASHi Ichizo, 23 tuổi. Chết tại Okinawa vào ngày 12 tháng 4 năm 1945)

🌸🌸🌸

Đội cảm tử Thần Phong phần lớn bị chết bởi súng phòng không trước khi hoàn thành nhiệm vụ. Linh hồn họ được thờ tại đền Yasukuni ở Tokyo.Thủ tướng Koizumi thăm Chairan và rất xúc động bởi những người đã chết. Kể từ đó, thủ tướng bắt đầu viếng thăm đền này và an ủi linh hồn họ. Những người lính trong đội cảm tử Thần Phong – những người hi sinh tính mạng và tin tưởng vào các sĩ quan chỉ huy sẽ sống mãi như lời cảnh báo về sự ngu xuẩn của chủ nghĩa quân phiệt.

Nguyễn Quốc Vương dịch từ tạp chí Hiragana Times

P.s. Hiragana Times là tờ báo song ngữ Anh-Nhật xuất bản tại Nhật Bản. Tạp chí thường đăng tải góc nhìn của người nước ngoài đối với Nhật Bản, giới thiệu văn hóa Nhật Bản và đặc biệt là cái nhìn, quan điểm phản biện của chính người Nhật đối với mọi vấn đề của Nhật Bản. Tôi đã dịch khoảng 100 bài báo trên tạp chí này.

Đăng nhận xét

Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ