Kết quả của hai nền giáo dục

Trong Phân tâm học, S.Freud khái quát nhân cách con người có quan hệ với ba giai đoạn đầu đời, gọi là "giai đoạn sớm", giai đoạn mà tính ái kỷ hình thành trước khi dịch chuyển để hình thành nhân cách... Xem hai bức tranh so sánh mà cộng đồng mạng đang lưu truyền để thấy giáo dục ta đang ở trình độ nào và ta đã kìm giữ cả một thế hệ thanh thiếu niên ở mãi giai đoạn nào. Lẽ nào sang thế kỷ XXI, người Việt vẫn còn ở giai đoạn ái kỷ nguyên thủy, tức không chịu dịch chuyển một cách lành mạnh? Source: fb.com/Chumonglong/posts/3171213662892855 Kết quả của hai nền giáo dục
Kết quả của hai nền giáo dục

Trong Phân tâm học, S.Freud khái quát nhân cách con người có quan hệ với ba giai đoạn đầu đời, gọi là "giai đoạn sớm", giai đoạn mà tính ái kỷ hình thành trước khi dịch chuyển để hình thành nhân cách:

1. Giai đoạn khởi đầu (Oral stage), còn gọi là Giai đoạn miệng. Bởi vì khoái lạc tính dục của em bé ở giai đoạn này thuộc về cái miệng. Chẳng hạn, từ ngậm vú khi đã no sữa hoặc hết sữa, cho đến mút tay hoặc cái gì tương tự. Giai đoạn này đứa bé bị kiểm soát trong giới hạn có thể chấp nhận, như thời gian được bú, cấm mút những thứ mất vệ sinh, cho nên đứa bé ít bị hụt hẫng, tất nhiên, trong nó đã dự cảm mất mát và sinh ra giận dữ, kêu khóc.

2. Giai đoạn hậu môn (Anal stage). Giai đoạn này chuyển tính dục sang hoạt động ỉa đái. Nó ỉa đái tùy tiện, thậm chí thích chơi trò bóc cứt chơi, kể cả ăn, hoặc thậm chí móc đít như một khoái lạc. Đây là giai đoạn bị kiểm soát gắt gao, thậm chí bị trừng phạt, dẫn đến đứa bé phản kháng, thách thức cho đến khi tuân phục.

3. Giai đoạn dương vật (Phallic stage). Giai đoạn này toàn bộ tính dục chuyển sang cơ quan sinh dục, nhất là bé trai. Đứa bé thích cọ chim vào cái gì đó hay thích vọc chim, gần như thủ dâm. Hình ảnh người bố như một sự tranh chấp tính dục đã hình thành, bố trở thành hiện thân của những cấm kỵ, dẫn đến mâu thuẫn với bố. Phức cảm Oedipus là kết tinh của toàn bộ quá trình và trở thành một triệu chứng có tính nhân loại.

Lý thuyết của Freud có thể chưa hoàn chỉnh, kể cả đôi điều bất cập, nhưng khó phủ nhận khi kiểm chứng bằng thực tiễn. Điều quan trọng là cần kiểm chứng thêm dựa trên những quan sát mới trong đời sống hiện đại.

Theo Freud, tính tất yếu của quá trình tâm lý thuộc 3 giai đoạn ái kỷ nguyên thủy trên chỉ được giải quyết bằng sự dịch chuyển năng lượng tính dục sang đối tác, tức đem tình yêu xác thịt với người mẹ hoặc xác thịt của chính mình san sẻ cho người khác, hoặc dịch chuyển vào trong hoạt động nhận thức, sáng tạo. Các nhà phân tâm học hậu Freud còn vạch ra giải pháp lớn hơn là một cuộc tranh đấu cho quyền tự do, bình đẳng. Quyền tự do, bình đẳng được hiểu như là sự điều chỉnh hợp lý giữa tự do cá nhân và tự do của kẻ khác, tức hình thành các khế ước cộng đồng thay cho sự áp đặt một thứ luật lệ bất bình đẳng từ phía kẻ có quyền lực. Giáo dục chân chính, tức hiện đại và văn minh phải làm tốt điều đó, nếu không sẽ hình thành nên các nhân cách lệch lạc.

Xem hai bức tranh so sánh mà cộng đồng mạng đang lưu truyền để thấy giáo dục ta đang ở trình độ nào và ta đã kìm giữ cả một thế hệ thanh thiếu niên ở mãi giai đoạn nào. Lẽ nào sang thế kỷ XXI, người Việt vẫn còn ở giai đoạn ái kỷ nguyên thủy, tức không chịu dịch chuyển một cách lành mạnh?

Tin liên quan:
✔️ “Điển hình của... sự khuyết tật về mặt nhân cách!”
✔️ Loài quá khứ
✔️ Việt Nam, ngôi sao đang lên?
✔️ Từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng nghĩ về thất bại của nền giáo dục
✔️ Trí tuệ: sáng tạo hay ăn cắp?
✔️ Tuổi trẻ Hong Kong, Việt Nam và vai trò của gia đình, xã hội
✔️ Hôm nay, cậu bé con một người bạn cũ của tôi tự sát...
✔️ Bán cả tương lai
✔️ Về vai trò của thầy cô trong xã hội hiện đại

Chu Mộng Long
Bài về chủ đề Giáo dục:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ