Việt Nam, ngôi sao đang lên?

Mình chả tin 20-30 năm nữa thì tình hình giáo dục ở Việt Nam có những thay đổi thần kỳ gì hết. Cho dù điểm PISA của ta có cao vút vượt lên trên cả Mỹ, Anh và Đức. Cho dù tiếng Anh của học sinh ta có giỏi hơn tí. Vì đó chỉ là dăm ba cái lẻ tẻ, chả dẫn tới một sự thay đổi toàn diện. Chưa nói tới vụ báo cáo không thực chất chỉ là thành tích suông. Thành ra với cung cách này, giáo dục vẫn là gánh nặng của từng gia đình. Cha mẹ muốn hoạch định tương lai cho con cái, thì phải tự lo là chính. Đừng nằm mơ. Source: fb.com/anhthianna/posts/2770113996401433 Tuyên truyền hô hào suông thì không thể lấp đi những bất công xã hội đã rành rành...
Tuyên truyền hô hào suông thì không thể khoả lấp được những bất công xã hội đã rành rành...
Tuyên truyền hô hào suông thì không thể khoả lấp được những bất công xã hội đã rành rành...

Sáng ngủ dậy các bạn trên mạng xã hội có chuyền cho mình bài viết của Anh Cá Heo có tên là “Việt Nam, ngôi sao đang lên”. Bạn Anh Cá Heo phân tích đại ý dù hiện tại tình hình ta vẫn có nhiều điều chưa ổn, song quốc tế vẫn đánh giá cao Việt Nam trên một số khía cạnh. Nhưng trong vòng 20-30 năm tới, Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, kiểu như một ngôi sao đang lên. Và như vậy khi đó có thể ta cũng như Korea và Nhật, đất nước hùng mạnh lên, người ta không tha thiết với việc đi ra nước ngoài lấy visa định cư hay cho con đi du học nữa, và ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ phát triển, kiểu tương tự như Nhật hay Hàn...

Mình tin rằng 1000 người Việt Nam thì có tới 1001 người mong Việt Nam là ngôi sao sáng rực rỡ luôn. Nếu nước ta 20-30 năm nữa mà có đời sống như Nhật hay Hàn hiện nay, và các cháu mình, cỡ vừa sinh ra hay 10 năm nữa mới sinh ra, có vô vàn cơ hội để làm ăn và phát triển, bình đẳng tại Việt Nam thì quá tốt. Trong mơ luôn đó.

Nhưng mình thật ra không nghĩ mọi chuyện tự nhiên đến dễ dàng như vậy. Mà mọi thứ cần có một quá trình. Quá trình đó muốn nhìn thấy thế nào trong vòng 20-30 năm tới, cần có người làm ngay từ bây giờ. Mà mình thề luôn là trong giáo dục, làm từ bây giờ cũng là không kịp. Mà cần làm từ 50 năm-100 năm trước mới kịp cơ.

Ví dụ như nước Anh, để có câu "Tri thức là sức mạnh" của triết gia Francis Bacon, họ đã có cả thế kỷ 17 là thế kỷ của cách mạng khoa học. Thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, nước Anh dẫn đầu với hai cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi thế giới mãi mãi. Như vậy họ đã mất cỡ hơn 200 năm.

Để có nước Nhật như hiện nay, họ đã bắt đầu bằng những nhà giáo dục như Mori Arinori (1847-1889), bộ trưởng giáo dục đầu tiên của Nhật thời Minh Trị. Ngay từ lúc đó, ông đã thấy rằng "Chiến tranh không phải chỉ là đánh nhau bằng súng đạn và giết nhau, mà tất cả mọi người Nhật phải được tham gia ngay bây giờ vào cuộc chiến tranh của kỹ năng, kỹ năng của cuộc sống, của công nghiệp, thương mại, tri thức. Và đào tạo thầy giáo phải dựa trên sự chuẩn bị cuộc chiến tranh này. Thua cuộc chiến tranh này là sẽ thua cuộc chiến tranh bằng súng đạn."

Ông nói thêm: "Đất nước chúng ta phải chuyển dịch từ vị trí hạng ba lên vị trí hạng hai, rồi hạng hai lên hạng nhất; và sau cùng lên đến vị trí hàng đầu trong cộng đồng các quốc gia thế giới. Con đường tốt nhất để thực hiện điều này là đặt nền móng cho giáo dục cơ bản."

Và người Nhật nói là làm.

Để có nước Korea ngày nay, cần có người như Tổng thống Park Chung Hye, ông tuyên bố ngay khi vừa nhậm chức: "Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mỵ dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra."

Ông Korea này làm còn nhiều hơn nói.

Trở lại vấn đề, mình chả tin 20-30 năm nữa thì tình hình giáo dục ở Việt Nam có những thay đổi thần kỳ gì hết. Cho dù điểm PISA của ta có cao vút vượt lên trên cả Mỹ, Anh và Đức. Cho dù tiếng Anh của học sinh ta có giỏi hơn tí. Vì đó chỉ là dăm ba cái lẻ tẻ, chả dẫn tới một sự thay đổi toàn diện. Chưa nói tới vụ báo cáo không thực chất chỉ là thành tích suông.

Thành ra với cung cách này, giáo dục vẫn là gánh nặng của từng gia đình. Cha mẹ muốn hoạch định tương lai cho con cái, thì phải tự lo là chính. Đừng nằm mơ.

Còn thì ai lo theo cách của người đó, theo hoàn cảnh gia đình, theo năng lực của ba mẹ và con. Song giờ ngồi im để tin rằng 30 năm sau, Việt Nam sẽ lên vù vù như Hàn như Nhật, dù chỉ là trong giáo dục thì quả là không tưởng.

Nói luôn cho nhanh là cho tới thời điểm 2019 này, trong số 5 quốc gia hàng đầu thế giới gửi con đi du học Mỹ thì Việt Nam vẫn đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Arab Saudi. Nhật có số du sinh ít hơn, đơn giản vì sau 1950, Nhật đã có giáo dục cơ bản theo nền tảng của Mỹ do cải cách giáo dục toàn diện và triệt để từ Thống tướng Douglas MacArthur sau 5 năm ông này quản trị nước Nhật rồi. Nghĩa là giàu sụ vẫn đi du học như thường và còn đi ác hơn Việt Nam.

Túm lại, mình có lẽ là người thiếu mơ mộng. Nếu có mơ mộng, mình xin mơ có ông nào tầm nhìn cỡ như Bộ trưởng giáo dục Nhật Mori Arinori và tặng kèm luôn Thống tướng Douglas MacArthur. Các bạn nào bằng tài ngoại cảm thấy hồn hai cụ thì thỉnh giùm về nhờ giúp đỡ.

Tin liên quan:
✔️ Cho con học bao nhiêu lớp ngoại khóa hay năng khiếu là vừa?
✔️ Từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng nghĩ về thất bại của nền giáo dục
✔️ Trí tuệ: sáng tạo hay ăn cắp?
✔️ Kết quả của hai nền giáo dục
✔️ Tuổi trẻ Hong Kong, Việt Nam và vai trò của gia đình, xã hội
✔️ Hôm nay, cậu bé con một người bạn cũ của tôi tự sát...
✔️ Bán cả tương lai
✔️ Về vai trò của thầy cô trong xã hội hiện đại

Nguyễn Thị Bích Hậu
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ