Văn chương miền Bắc: diễn trình thức tỉnh (I)

Tôi không nghiên cứu văn học cũng như lịch sử văn học, chỉ là một bạn đọc bình thường. Nhưng là người yêu lịch sử đất nước, tôi quan tâm đến văn chương trong dòng chảy chung ấy. Và vì thế, nhiều khi tôi thường suy nghĩ về những dấu mốc trong văn học sử. Nói đến lịch sử, là phải nói đến các sự kiện trên đường thời gian. Lịch sử văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Source: fb.com/thanhson.mai.16/posts/3035296956489240 Nhà thơ Việt Phương
Nhà thơ Việt Phương
➥ Nhà thơ Việt Phương

Tôi không nghiên cứu văn học cũng như lịch sử văn học, chỉ là một bạn đọc bình thường. Nhưng là người yêu lịch sử đất nước, tôi quan tâm đến văn chương trong dòng chảy chung ấy. Và vì thế, nhiều khi tôi thường suy nghĩ về những dấu mốc trong văn học sử. Nói đến lịch sử, là phải nói đến các sự kiện trên đường thời gian. Lịch sử văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Sáng qua, tôi có viết một bài về nhà thơ-nhạc sĩ-hoạ sĩ Nguyễn Trọng Tạo. Trong đó, tôi có nhấn mạnh một chi tiết: Ông chính là người mở đường cho một xu hướng sáng tác, mà một người ngoại đạo như tôi tạm gọi là "văn chương huỵch toẹt". Ngay sau đó, đã có những ý kiến trao đổi, tỏ ý phản đối. Thực ra, nội dung mà tôi tóm lược trong đó được rút ra từ một bài viết trong tập bản thảo "Những khuôn mặt văn chương mà tôi ghen ghét". Để tránh những sai sót trong nhận định, tôi thấy cần có sự trao đổi rộng rãi. Cá nhân tôi cho rằng, cái được gọi là "phản tỉnh/hay thức tỉnh" ở các nhà văn "miền Bắc XHCN" thực ra là cả một quá trình khá dài, với sự đóng góp của nhiều người.

Sau vụ Nhân văn-Giai phẩm, mất khoảng chục năm, các văn sĩ miền Bắc hầu như chỉ viết theo một giọng nhằm ngợi ca công cuộc "xây dựng CNXH ở miền Bắc" và sự nghiệp chiến đấu "giải phóng miền Nam". Viết khác đi là không thể xuất bản. Tất nhiên, trong dòng văn học truyền miệng vẫn có vô số những tác phẩm khuyết danh có giọng nói khác mà không cơ quan nào có thể kiểm duyệt được. Nhưng văn học chính danh xuất bản, không tác giả nào dám bước khỏi đường ray.

Người đầu tiên dám thẳng thắn đề cập đến những góc khuất của xã hội và tâm hồn người miền Bắc lúc đó, thật không ngờ, lại là một quan chức cấp cao trong hệ thống quản lý nhà nước: Việt Phương - Trợ lý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong tập "Cửa mở" (1970), ông đã "bẻ vụn" chữ người, rồi ghép thành nơi gừ, hơi khó hiểu nhưng đầy sự ám thị chữ nghĩa. Viết về cây sấu quê mình (chứ không phải những câu chuyện từ miền Nam), ông chiêm nghiệm: "Thời gian trườn đi quằn quại/Ta uống một dòng đau nhói/Đau ngay trong cả nụ cười/Nát mặt biển bằng hồ hởi/Băm vằm những đợt ngược xuôi/Nghĩ gặp người, mà hoá sói." Người đâu, sói đâu? Ai người, ai sói giữa "miền Bắc thiên đường của các con tôi" (Tố Hữu)?

"Con người mới XHCN" trong ông cũng có những trăn trở/hoài nghi: "Sống thường trực của anh là lợm giọng/Chán chường muốn mửa cuộc đời ra/Mửa cả tiếng chim mửa cả màu hoa/Anh nhìn đâu cũng thấy điều đã quá nhiều lần nhìn thấy/Cả những con người cũng lặp đi lặp lại thành thiu chảy/Anh quên dần kỷ niệm về sự mát tươi/Bất cứ cái gì cũng giống như miếng thịt hộp đã ôi/Có lúc anh căm hờn bọn làm tâm hồn anh chưa non mà đã cỗi".

Và còn ghê hơn nữa: "Một phần tư thế kỷ đã qua đi và bây giờ ta đã biết/Thế nào là thương yêu thế nào là chém giết/Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao/Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao." Dám chỉ thẳng ra rằng, "trên đỉnh chín tầng cao" cũng có những "vết bùn" thì quả thật là to gan lớn mật. Tập thơ không bị thu hồi mới lạ. Và ông không bị bắt, thực sự là điều hiếm hoi khó hiểu trong những năm đó.

Mai Thanh Sơn
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng:
Mới hơnCũ hơn

Biểu mẫu liên hệ